Cách giải quyết sáng tạo này khá phổ biến. Nhà thiên văn học Tom Wujec
đã gợi ý một số cách giải quyết theo kiểu giả định như sau:
Giả định: Những đường thẳng này phải đi qua tâm các dấu chấm. Nếu bạn
vẽ những đường thẳng chỉ tiếp xúc những dấu chấm, bạn chỉ cần ba nét để
xử lý vấn đề.
Giả định: Những đường kẻ phải nhỏ. Nối chúng với một đường kẻ đậm để
giải quyết vấn đề.
Giả định: Bạn không thể gấp tờ giấy thành nhiều nếp. Hãy gập đôi tờ giấy,
tất cả những dấu chấm đều nằm trên bề mặt, và bạn chỉ cần một nét to bản.
Giả định: Giấy phải phẳng. Cuộn giấy thành một hình ống. Có thể nối
những dấu chấm bằng một đường xoắn ốc.
Giả định: Bạn không thể xé toạc tờ giấy. Hãy xé tờ giấy thành chín mảnh,
mỗi mảnh có một dấu chấm. Nối các dấu chấm bằng cách dùng bút chì chọc
một lỗ xuyên qua tất cả dấu chấm.
Các phương pháp giải quyết vấn đề chín dấu chấm đã đưa ra một thông điệp
rằng: chúng ta có thể tìm ra nhiều giải pháp hơn nữa nếu chúng ta phá vỡ
những giả định.
3. Thu thập các dữ kiện
Hãy nhớ lời của Peter Drucker, tác giả của nhiều cuốn sách quản lý nổi
tiếng, đã nói: “Một khi, những dữ kiện thực tế đã rõ ràng thì những quyết
định sáng suốt sẽ tự xuất hiện”. Ví dụ, đừng để ai đó bảo với bạn: “Người
đó là một công nhân giỏi”. Hãy tìm hiểu cụ thể về hiệu quả hoạt động của
người công nhân đó. Hãy lắng nghe những gì không được nói đến và thu
thập các dữ liệu quan trọng.