4. Tham gia vào quá trình
Đa số bản chất của vấn đề không giống với biểu hiện bên ngoài của chúng.
Không nên chỉ đặt những câu hỏi phù hợp và thu thập dữ kiện thực tế. Hãy
tham gia vào quá trình bằng cách làm những công việc thực tế mà mọi
người quan tâm, và xem có vấn đề gì phát sinh không. Nên giải quyết các
vấn đề ở cấp thấp nhất có thể vì đó là nơi chúng phát sinh, cũng là nơi
chúng được xác định rõ ràng nhất.
CHỌN NGƯỜI GIÚP BẠN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ 2.400 năm trước, nhà triết học Socrates đã sử dụng phương pháp sau:
Sau khi nắm rõ vấn đề, ông tập trung mọi người xung quanh lại, yêu cầu họ
cho ý kiến và bảo vệ logic của họ. Tự nhận mình là kẻ phá bĩnh, cả đời
Socrates đã gây ra nhiều vụ rối loạn trong thành Athen (Hy Lạp). Bằng sự
tranh luận, dụ dỗ, kích động, ông đã cố làm cho người Athen nghi ngờ niềm
tin của chính họ.
Cuối cùng, điều không may đã xảy ra với ông. Người Athen buộc tội ông
bất kính với Chúa và làm hư hỏng giới trẻ Athen. Ông bị giam vào tù, bị tra
tấn và kết tội chết. Sau một tháng, ông từ chối sự giúp đỡ của bạn bè −
những người muốn ông trốn thoát - rồi uống một ly thuốc độc tự tử.
Không ai muốn bạn đi quá xa như vậy. Nhưng áp dụng phương pháp của
Socrates sẽ giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn.
Trước khi mời mọi người đến tham gia cuộc họp giải quyết vấn đề, nên đặt
ra những câu hỏi:
• Đó có phải là vấn đề thật sự?
• Nó có cấp bách không?