tuệ Minh hỏi:
- Anh cảm thấy am ni cô này không tốt bằng chùa Phổ Đà ư?
Chu Mẫn ngoái đầu nhìn chung quanh, đang định nói điều gì thì khuôn mặt
trắng trẻo của Tuệ Minh khe khẽ cười, trông trang trọng lắm. Tuệ Minh nói:
- Anh vừa đến, em đã nhận biết anh không phải là dân làm thuê lao
động vất vả, quả nhiên thích đọc sách. Nếu xem cho vui thì thôi, nếu xem
để nhận ra một điều gì đó, biết ý tứ sâu hơn trong sách thì có thể gặp một
người.
Chu Mẫn nói:
- Đương nhiên hay lắm, không biết người đó là ai. Có chịu gặp tôi
không, còn phải nhờ thầy giới thiệu.
Tuệ Minh nói:
- Có cái mồm ngọt xớt như anh, người trong thành Tây Kinh, ai cũng
có thể gặp được.
Thế là viết luôn số ngõ phố, tên họ người cần gặp, lại viết một lá thư nhỏ.
Chu Mẫn mừng rơn, định đi luôn. Tuệ Minh bảo:
- Chờ một chút, tôi còn một lá thư nữa, anh đem tới cho anh ấy.
Chu Mẫn cầm thư theo số ngõ phố thì tìm được Mạnh Vân Phòng ở sau
tường bên trái chùa Dựng Hoàng. Mạnh Vân Phòng rất nhiệt tình, mời
ngồi, rót nước, hỏi nhiều tình hình, chẳng hạn đã đọc sách gì? Đã từng viết
văn chưa? Đã quen biết ai ở thành Tây Kinh? Chu Mẫn dẻo mỏ, trả lời từng
câu. Mạnh Vân Phòng liền dẫn Chu Mẫn vào phòng sách trò chuyện, say
sưa lắm. Đêm về Chu Mẫn nói chuyện với Đường Uyển Nhi. Đường Uyển
Nhi bảo:
- Xưa nay được ở Tây Kinh không dễ đâu. Chúng mình ở đây không
thân quen ai, nay được gặp nghiên cứu viên Mạnh Vân Phòng cũng là phúc
to bằng trời, anh không chỉ đi một lần do Tuệ Minh giới thiệu rồi bỏ, mà
nên đến nhiều lần mới đúng.
Nghe lời Uyển Nhi, cứ dăm ba hôm Chu Mẫn lại đến thăm một lần. Thời
gian đầu đến thăm thường lấy danh Tuệ Minh, về sau mỗi lần đến lại không
tránh khỏi mang theo một con cá hay một bó rau. Hạ Tiệp cũng có cảm tình