Nhưng ông già không nghe thấy, cũng không cảm giác thấy, cứ kéo xe chạy
băng băng trong mưa. Liễu Nguyệt vừa đến bên Song Nhân Phủ thì khắp
đường phố đang rối tinh rối mù cả lên, người già người trẻ nhốn nháo, gần
như ai cũng lấy vải nhựa, áo mưa, giấy ny lông gói bọc đồ dùng và đồ điện,
bê gói lớn gói bé chạy dưới mái nhà. Nhiều cảnh sát đang quát tháo tại đó.
Một số người được xe chở đi, một số người lại cố sống cố chết không chịu
lên xe, lại có một đám người hối hả chạy vào sân nhà bà già, bảo là gọi điện
ngay, gọi điện gấp! Ý nghĩ đầu tiên của Liễu Nguyệt là bà già đã xảy ra
chuyện gì. Bất chấp tất cả, cô căm đầu căm cổ chạy. Trong nhà quả nhiên
đứng đầy người, còn bà già lại ngồi xếp bằng khoanh tay trên ghế mây ở
cửa. Liễu Nguyệt ào tới ôm bà hỏi:
- Bà ơi, không sao chứ?
Bà già đáp:
- Bà không sao. Cả ngày hôm qua ông cháu luôn luôn ở bên bà. Hôm
nay ông lại đến, các người chẳng ai về, ông ấy điên tiết lên, bảo lấy roi
đánh con rể. Ông đánh mạnh tay đấy, bà cứ lo ông ấy đánh đau thầy cháu.
Liễu Nguyệt nói:
- Làm gì có chuyện ấy. Trên lưng thầy Điệp chỉ mọc mấy cái mụn
thôi mà!
Bà già bảo:
- đấy không phải roi đánh là gì? Lúc bà còn trẻ, trong cục quản lý
nước có một anh đánh xe ngựa tên là Lưu Đại Du kiếm được tiền, trên
không kính bố mẹ, dưới không lấy vợ, suốt ngày đánh xe về là lao vào nhà
thổ, vào cục cảnh sát. Mùa hè năm ấy sét đánh, lưng anh ta sém đi một
mảng, đấy là do bị sét đóng dấu ký duyệt. Thầy Điệp của cháu bị roi đánh,
mà vẫn không đến, chắc còn chờ sét ký duyệt hay sao?
Liễu Nguyệt đáp:
- Bà ơi, thầy Điệp nhiều việc lắm không dứt ra được mới sai cháu đội
mưa sang đây.
Bà già nói:
- Ông cháu bảo, thằng còn rể không đến đâu, quả nhiên nó không đến
thật. Ông cháu chỉ bắt nạt được bà, đòi bà làm cho ông bánh rán lá hoa tiêu.