Trời mưa như trút, ông ấy cứ bắt bà ra sân hái lá cây hoa tiêu, bức tường ấy
đổ mất rồi , cháu bảo có lạ không cơ chứ, bức tường ấy không đổ về bên
này, mà lại đổ sang bên kia, đã đè chết mẹ già lưng còng của nhà Thuận.
Ông ấy nói thế nào nhỉ, ông ấy bảo, tại sao tường không đổ sang bên này,
đó là vì một con ma đàn bà đang đẩy tường, đã nhìn thấy ông, ông tươi
cười với người ta, con ma ấy đã đẩy tường sang phía bên kia. Cái lão già tai
ác quá!
Bà già vừa nói vừa thở hổn hển. Mấy người bên cạnh nghe câu được câu
chăng, liền hỏi:
- Tường đổ là do người đẩy, chứ không phải bị ngâm nước mà đổ ư?
Liễu Nguyệt đáp:
- Ma đẩy đấy, bà tôi lẫn cẫn không phân biệt được âm dương, tin thế
nào được, nếu tin thì hỏi bà. Ông cụ chết đã mấy chục năm, thử hỏi bà ấy
bây giờ ông ở đâu?
Bà già bĩu môi mắng Liễu Nguyệt thường hay chống đối, như quân hằn
quân thù với bà. Bà nói:
- Này ông ơi, ở bên ấy ông vẫn trăng hoa ư? Ông ấy cãi nhau với bà,
cãi hăng lắm. Bọn người kia ùa vào định gọi điện thoại, ông a bảo không
quen ngửi hơi người, kêu nhức đầu mới bỏ đi.
Những người ở bên đều cười, biết ngay là một bà già tâm thần. Gọi điện
thoại lâu lắm, cuối cùng đã gọi được, nói với những người đứng đó:
- Chủ tịch thành phố sẽ dẫn một phái đoàn đến cứu nạn nhân ngay
bây giờ. Chủ tịch thành phố còn bảo đem theo cả phóng viên đài truyền
hình, phóng viên toà báo và nhà văn Trang Chi Điệp.
Đám người hò reo ầm ĩ đổ xô ra cửa. Bà già nói:
- Mưa to thế này chủ tịch thành phố còn gọi cả thầy Điệp của cháu
đến, bắt nó đi bơm nước à? Ông cháu đánh nó, nó cũng không đến, chủ tịch
thành phố gọi một tiếng nó đến liền. Chủ tịch là quan, ông cháu không là
quan hay sao? Ông cháu là một thủ lĩnh dưới trướng cụ Thành Hoàng mà!
Liễu Nguyệt nói:
- Có lẽ chủ tịch thành phố bảo thầy Điệp đi theo để viết văn đấy bà ạ.
Bà già bảo: