nắng ấm, có một ông già mặt đen thường bán thuốc chuột dưới gốc cây cố
định ở tầng dưới ngoài cửa sổ, ông già không rao bán, song lúc nào cũng có
thanh tre gõ đều đều. Tiếng gõ cốc cốc,mới đầu nghe buồn buồn, từ buồn
lòngmà đi thưởng thức lại cảm thấy thanh gỗ đó kêu nhịp nhàng giống
tiếng mõ ở nhà chùa, càng làm tgty yên tĩnh. Những ngày đầu, bếp điện
thường hay cháy đứt, mỗi ngày phải nối dây may-so từ sáu đến tám lần. Tôi
không biết nối, cứ phải gọi Liên Thành đến. Hôm ấy Lý Liên Thành đi
xuống xã công tác, bếp điện lại cháy, ngoài trời lại gió thổi tuyết rơi, một
miếng kính cửa sổ va đập bị vỡ, rơi xuống đất. Tôi rét run cầm cập không
cầm nổi bút đứng dậy lấy tờ báo kẹp vào trong tấm màn the che cửa sổ
tránh gió, vừa kẹp xong, gió lại thổi tung ra, kẹp nữa, gió lại hấtđi, đành
phải đóng cửa đi đến nhà Liên Thành, co tay rụt cổ đi xuống gác một, ngoái
cổ nhìn gác ba có cái cửa sổ giấy báo cũ đang đung đưa kia, trong lòng đột
nhiên cảm nhận thấy giới hạn của câu thơ Đỗ Phủ "nhà tranh cót két gió thu
ca".
Ở được hơn hai mươi ngày, một người bạn ở huyện Đại Lệ đến thăm tôi, cứ
nằng nặc kéo tôi về nhà anh ở, anh bảo vừa xây một ngôi nhà mới, có mấy
phòng bỏ không. Thế là Liên Thành đích thân lái xe chở tôi đến một bản có
tên là Đặng Trang ở Vị Bắc. Tôi lại ở đây hai mươi ngày. Người bạn này họ
Mã, cũng là một nhà văn. Tôi ở một phòng nhỏ trên gác hai nhà anh. Ban
ngày, anh ở gác một đọc sách viết văn, hoặc vui đùa với đứa con một tuổi.
Tôi ở gác trên đóng cửa sáng tác, chẳng ai để ý đến ai, chỉ tối đến hai người
mới cùng ngồi chơi sáu ván cờ tướng. Nước cờ của hai người rất xoàng,
song chúng tôi chơi cẩn thận lắm, chưa bao giờ hoãn nước cờ nào. Thời tiết
ở Vị Bắc còn lạnh hơn huyện Hộ, nhà anh lại ở đầu bản, ngoài tường sau là
cánh đồng rộng bát ngát. Ở trong buồng tuy có lò sưởi, nhưng tôi vẫn phải
mượn áo trấn thủ da cừu của anh để mặc, còn mặc cả quần bông, trông cồm
cộm to đùng. Người tôi vốn thấp lùn, dường như tròn xoay, mỗi lần xuống
cầu thang dốc, cứ nghi nếu sơ ý trượtchân, chắc chắn sẽ lăn lông lốc ra tận
cổng. Đặng Trang cách huyện lỵ hơn năm dặm. Ngày nào anh Mã cũng đạp
xe ra phố huyện mua cá thịt, bột mì. Anh đi vắng, thì vợ anh cũng bế con đi
chơi trong bản. Căn buồng nhỏ của tôi mịt mù hơi thuốc, phải mở cửa cho