Giả Bình Ao
PHẾ ĐÔ
Dịch giả: Vũ Công Hoan
PHẾ ĐÔ LÀ PHẾ ĐÔ – Giả Bình Ao
Trong năm bốn mươi tuổi, tôi đã làm mấy việc thường nói: tứ thập bất
hoặc, mọi việc tôi làm lại khiến người đời đại hoặc. một trong những việc
đó là viết truyện dài "Phế đô". "Phế đô" là một quá trình khi bánh xe của
cuộc sống quay đã sợ hãi đổ vỡ, khiếm khuyết và đổ vỡ trong khi quay,
cuộc sống được sửa chữa và phục hồi. Cuộc sống ngày càng là một chiếc
búa sắt nặng, tôi không biết sau khi nó đập vỡ kính có rèn tạo thành kiếm
sắc hay không? Tôi từng bảo, "Phế đô" là một quyển sách yên ổn linh hồn,
tôi cũng từng bảo "phế đô" là tác phẩm chặn đứng nỗi hoảng sợ của tôi.
Những người sáng tác nói là thể nghiệm cuộc sống đối với tôi. "Phế đô"
không chỉ là thể nghiệm cuộc sống, mà gần như là một hình thức khác của
cuộc sống. Tôi của ngày xưa dường như đã chết, hay nói cách khác, đoạn
mắt xích của cuộc sống khi bốn mươi tuổi đã đứt gẫy.
Khi viết "Phế đô", tôi không có ý định nhằm mục tiêu gì, thậm chí chuẩn bị
không đăng, không xuất bản, chỉ có điều là trong quá trình viết, bản thảo
đầu tiên được một số bạn bè gần gũi xem, cảm thấy yêu thích, chuyền nhau
đọc tới chỗ làm cho những nhà biên tập lớn của nhiều ban biên tập tạp chí
và nhà xuất bản xôn xao đến xin bản thảo, cho tới khi ngày càng có nhiều
nhà văn, nhà phê bình, nhà biên tập, nhà làm phim và tivi đọc toàn bộ bản
thảo đã chúc mừng nhiệt liệt và đánh giá rất cao. Tôi kinh ngạc nghi ngờ
mãi, tôi cảm động phát khóc trước việc họ hiểu sâu sắc quyển sách này của
tôi. Khi ngồi một mình, tôi tự hỏi, như thế ư? Mù tịt không biết thế nào ý
nghĩa chân chính của tác phẩm hay ở giá trị không gian và thời gian. "Phế
đô" đã ra mắt bạn đọc, thì điều tôi chú trọng là phản ứng của người đọc,
điều tôi quan tâm là mọi người ở các tầng lớp nhiệt tình với nó rốt cuộc đến
mức nào? Hiện giờ nếu còn người đọc, vậy người sau này thì sao? Người
đã hơn bốn mươi tuổi không dễ dàng xúc động lắm, đâu có thể nhìn thấu
vinh và nhục, mỗi khi đứng trước việc lớn, nên tỏ ra bình tĩnh, đời này kiếp