PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 107

tưởng của Hegel. Louis Althusser khởi thảo một luận án Về nội dung trong
tư tưởng của Hegel vào năm 1947.
Được đào tạo trong trường Cao đẳng Sư phạm đường Ulm, Althusser đã
chịu ảnh hưởng của những người thày như J. Hyppolite và đặc biệt là Trần
Đức Thảo làm trợ giáo (caiman) trong thời gian Althusser theo học với
những bài viết như Biện chứng Hegel và nội dung thực của nó đăng trong
Les Temps Modernes (1948). Thảo quan niệm "chính vì nội dung trong tư
tưởng Hegel bao dung hầu như toàn bộ lịch sử thế giới bắt nguồn chủ yếu
từ thực tại khách quan và nói cho cùng hàm ngụ một chủ nghĩa duy vật dấu
mặt màHegel có thể phát triển quan niệm về chuyển biến và phương pháp
biện chứng làm những tiền đề thực sự cho tư tưởng mác-xít."(C est
précisement parce que le contenu de la pensée hégélienne, enveloppant la
presque totalité de l histoire mondiale, tire sonorigine essentiellement de la
réalité objective et implique en dernière analyse un matérialisme caché que
Hegel a pu élaborer la conception du devenir et la méthode dialectique, qui
furent les prémisses de fait de la pensée marxiste). Trong luận án nói
trên,Althusser muốn chỉ ra rằng mặc dầu vào thời đại ông "Hegel sống lại
trong chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa hiện sinh và phát-xít, còn cái hình xác
những chân lý của Hegel chỉ là cái thi thể trong lịch sử phơi bày sự tan rữa
của nó như một hiện hữu không có khái niệm , một nội dung không hình
thức". Nỗ lực cách mạng trong phong trào mác- xít có thể coi như sự tái
chiếm "những phạm trù kinh tế bằng gia bội vật chất nhân tính nghĩa là
chiếm hữu hình thức bằng nội dung". Đó là lý do phong trào mác-xít là một
chủ nghĩa duy vật, chủ trương vật chất ngự trị, "nhưng đồng thời cũng là
một chủ nghĩa nhân bản, vì vật chất này là vấn đề người, chiến đấu chống
những hình thái phi nhân". Tuy nhiên Althusser tiên liệu khi kết luận là
tương lai ở nơi những vận động bí mật của nội dung hiện tại, hãy còn trong
toàn vùng tăm tối cần được soi sáng.
Từ năm 1950 sau khi gia nhập đảng cộng sản, Althusser đưa ra một cái
nhìn phê phán về hiện tượng trở về với Hegel khi nhận xét là những lý giải
tư sản về Hegel trong hình thái tạo biện chứng trở thành huyền hoặc nhằm
biến dạng cái hiện hữu khả dĩ có thể gọi nô dịch là tự do, bóc lột là lương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.