tế, phong tục, giáo dục, văn nghệ...nhưng những tất định này chủ yếu
không ở ngoài những cái khác vì tất cả cấu thành một tổng thể cơ hữu,
được phản ánh trong một nguyên lý tự nội duy nhất, là chân lý của những
tất định cụ thể này. Sự giản lược tổng thể này vào một nguyên lý tự nội duy
nhất chỉ khả hữu trên điều kiện tuyệt đối là làm tha hóa (Entausserung-
Entfremdung) toàn bộ đời sống cụ thể của một dân tộc vào một nguyên lý
tinh thần tự nội, hình thái trừu tượng nhất của ý thức của thời đại, chính là
hệ tư tưởng của nó. Đó là lý do tại sao cái "vỏ huyền bí" tác động vào "hạt
nhân" cũng như tại sao Hegel có thể biểu thị lịch sử hoàn vũ từ cổ đại
phương Đông đến hiện tại có tính "biện chứng" điều động bởi một nguyên
lý mâu thuẫn "đơn giản". Theo Althusser, Hegel giải thích đời sống vật
chất, lịch sử cụ thể của mọi dân tộc bằng một biện chứng của ý thức, trong
khi đối với Marx, đời sống vật chất của con người giải thích lịch sử của họ.
Với Hegel, chính trị-tư tưởng là bản chất của kinh tế còn đối với Marx,
kinh tế là bản chấtcủa chính trị-tư tưởng. Marx không còn sử dụng những
từ ngữ theo kiểu Hegel nữa mà cả từ ngữ lẫn quan hệ đều biến đổi từ bản
chất lẫn ý nghĩa. Do đó những khái niệm về xã hội công dân không xuất
hiện trong tác phẩm của Marx nữa, thực tại kinh tế trừu tượng chỉlà hậu quả
của một thực tại cụ thể sâu sắc hơn, đó là phương thức sản xuất của một
hình thái xã hội nhất định. Mức độ phát triển của những lực lượng sản xuất,
tình trạng của những quan hệ sản xuất từ nay là những khái niệm cơ bản
của chủ nghĩa Mác, cũng như khái niệm về giai cấp xã hội biến đổi bản
chất của Nhà nước, bởi đây là công cụ của giai cấp thống trị.Cho nên
những khái niệm như "đảo nghịch"(Verkehrung), "thăng hoa"(Aufheben)
không mang cùng ý nghĩa nơi Hegel và Marx. Với tính siêu quyết định của
bất kỳ mâu thuẫn và nhân tố cấu thành nào của một xã hội hàm ý là một
cáchmạng trong cấu trúc tự bản thân không biến đổi những thượng từng
cấu trúc và đặc biệt là những hệ tư tưởng cùng lúc vì chúng có đủ kiên trì
để tồn tại, cũng như xã hội mới do Cách mạng tạo ra có thể vẫn bảo đảm sự
tồn tại của những nhân tố này thông qua nhữngthượng từng cấu trúc và
những "hoàn cảnh" mới. Một sự phục hoạt như vậy hoàn toàn không thể
quan niệm được bởi một biện chứng không có tính siêu quyết định.