Để kết thúc cho bài viết về Mâu thuẫn và siêu quyết định trong tập Vì
Marx, Althusser nghĩ là một quan niệm chân xác về những khái niệm và sự
phát triển của chủ nghĩa Mác cần phải thoát ra những bóng ma, mà "hơn
bao giờ hết phải nhìn thấy trong hiện tại một trong những bóng ma đầu tiên
là bóng ma Hegel. Cần phải thêm một chút ánh sáng nữa trên Marx để cho
bóng ma này trở lại đêm tối."(plus que jamais il importe de voir aujourd hui
qu un des premiers fantômes est l ombre de Hegel. Il faut un peu plus de
lumière sur Marx, pour que ce fantôme retourne à la nuit).
Sau khi đã loại ảnh hưởng của Hegel khỏi chủ nghĩa Mác, có nghĩa là ảnh
hưởng của những tư trào thời đại với những lý luận về tha hóa, nhân bản,
Althusser muốn chứng tỏ về mặt lý luận "chủ nghĩa Mác từ cùng một vận
động cũng như từ cơ sở đoạn tuyệt nhậnthức là một chủ nghĩa chống nhân
bản, chống duy sử". Ông coi Spinoza là tiền nhân duy nhất trực tiếp của
Marx khi ông chỉ ra là Marx đã áp dụng lối nghiên cứu thuần lý, toán học
vào nghiên cứu xã hội, phân biệt đối tượng của tư duy với đối tượng thực
(Spinozađã cảnh báo chúng ta là đối tượng của nhận thức tự nó tuyệt đối
phân biệt với đối tượng thực, như ý tưởng của vòng tròn, là đối tượng của
nhận thức thì không thể lẫn lộn với vòng tròn, vốn là đối tượng thực).
Althusser dẫn ra trong Grundrisse của Marx, phê phán
"Hegel rơi vào ảo tưởng quan niệm cái thực (das Reale) là kết quả của tư
tưởng tự thâu tập, tự đào sâu và tự vận động nơi tự thân, trong khi phương
pháp đi từ trừu tượng lên đến cụ thể mới chính là phương thức để tư duy
chiếm hữu cái cụ thể và tái sản xuất nó như một cụ thể tinh thần (Hegel
geriet daher auf die Illusion das Reale als Resultat des sich in sich
zusammenfassenden, in sich vertiefenden, und aus sich selbst sich
bewegenden Denkens zu fassen, wahrend die Methode vom Abstrakten
zum Konkretenaufzusteigen, nur die Art fur das Denken ist, sich das
Konkrete anzueignen, es als ein geistig Konkretes zu reproduzieren.
Grundrisse der Kritik der Politischen Oekonomie). Để chống lại sự lẫn lộn
này, Marx chủ trương phân biệt giữa đối tượng thực (objetréel) (cái tổng
thể thực tồn tại trong sự độc lập của nó, trước cũng như sau, bên ngoài đầu
óc) với đối tượng của nhận thức, sản phẩm của tư duy tạo ra nó trong chính