PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 116

của lịch sử với kinh nghiệm chủ quan của cá thể. Điều đó có nghĩa là chân
lý của đấu tranh giai cấp và lẽ tất yếu của cách mạng dựa trên kinh nghiệm
cá thể khi ý thức hiện hữu mang tính cách bóc lột hay bị bóc lột và việc tự
do lựa chọn mang ý nghĩa đấu tranh diễn ra giữa những ý thức chống hay
theo xã hội dựa trên sự nhìn nhận phổ biến. Một quan niệm như vậy không
phải chỉ riêng Althusser mà nhiều nhà lý luận cấu trúc luận khác như Lévi-
Strauss phê phán loại bỏ. Althusser muốn chỉ ra là có sự phân cách giữa
kinh nghiệm (ông gọi là ý thức hệ biểu hiện mối quan hệ sống của con
người cá thể với những điều kiện sinh tồn) và nhận thức, sự đối lập giữa ý
thức và khái niệm. Khi phân biệt chủ nghĩa duy vật lịch sử như một khoa
học với chủ nghĩa duy vật biện chứng như một triết học xây dưng khoa học
này, chủ ý của Althusserlà chỉ ra điều là triết học phải đáp ứng diễn ngôn
khoa học. Ông gọi đó là lý luận thực tiễn. Vòng luẩn quẩn trong lý luận này
làm thế nào giữ được tính cách biện chứng trong khi phủ nhận sự kế thừa
biện chứng Hegel ngay trong lý luận bộ Tư bản của Marx. Mặt khác
Althusser cũng nhìn nhận vòng luẩn quẩn của việc đọc theo triết lý bộ Tư
bản chỉ khả hữu như một áp dụng nó chính là đối tượng của việc nghiên
cứu triết học mác xít. Đọc Tư bản của Althusser và những người theo ông
là một lý giải, nhưng nói như Foucault "lý giải không bao giờ mang đến
một chung cuộc, chỉ vì không có gì để lý giải". Những tiền đề của
Althusser nằm trong cái chung là tổng thể duy vật lịch sử, nói đến trong
chương kế tiếp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.