vững chắc của chế độ chuyên chế phương Đông, kìm hãm tinh thần con
người trong sa bàn khả hữu cực nhỏ, tạo thành công cụ mê tín thuận theo,
nô dịch nó dưới những luật lệ cổ truyền, tước đoạt của nó đi cái vĩ đại và
những năng lực lịch sử.... Nước Anh quả thực khi tạo ra một cuộc cách
mạng xã hội Ần chỉ được thúc đẩy do những lợi lộc hèn hạ và xuẩn động
trong phương cách cưỡng bách họ. Nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề
là ở chỗ, liệu nhân loại có làm tròn trách nhiệm nếu không có một cuộc
cách mạng cơ bản trong tình thế xã hội ở châu Á. Nếu không, dầu những
tội ác của nước Anh có thế nào đi nữa, nó cũng là công cụ vô thức của lịch
sử mang lại cách mạng.
Thế nên dẫu cảnh tượng làm sụp đổ một thế giới cũ cay đắng thế nào đi nữa
có thể xảy đến cho những cảm xúc của chúng ta, về phương diện lịch sử,
chúng ta có quyền kêu như Goethe: Sollte diese Qual uns qualen/Da sie
unsere Lust vermehr (Dẫu sự hành hạ này có làm chúng ta đau khổ, nó
cũng đem niềm khoái lạc lớn lao cho chúng ta?). New York Daily Tribune,
25 tháng 6 1853 in lại trong Surveys from Exile."
Said còn dẫn một đoạn văn khác của Marx củng cố cho lập luận này:
"Nước Anh phải làm tròn hai nhiệm vụ ở Ần độ: một đằng phá hủy, mặt
khác tái sinh - triệt tiêu xã hội Á châu và đặt những cơ sở vật chất của xã
hội Tây phương lên Á châu."
Said giải thích quan điểm của Marx xây dựng trên cách mạng kinh tế-xã
hội, song nguồn gốc vẫn ở trong viễn tượng của những người theo Đông
phương luận, sẵn có thành kiến về phương Đông. Leszek Kolakowski cũng
dẫn đoạn văn trên để hiểu lý giải của Marx về lịch sử, bắt nguồn từ học
thuyết Hegel chủ trương nhiệm vụ lịch sử được những quốc gia hay những
giai cấp đặc thù hoàn tất một cách vô thức, bất chấp những tội ác và cuồng
nhiệt. Cho nên những tội ác của đế quốc Anh có thể được bao biện cho
cuộc cách mạng gần kề. Marx và Engels tin vào những quyền của một nền
văn minh cao hơn đối với một nền văn minh thấp. Những sự kiện như công
cuộc thực dân Pháp ở Algerie chẳng hạn là những biến cố tiến bộ, nói
chung họ hỗ trợ nhiệm vụ lịch sử của những dân tộc lớn đối với những dân
tộc chậm tiến, như Engels nghĩ là Áo Hung thâu tóm những nước nhỏ vùng