Balkan, Ba lan có quyền thống trị những dân tộc kém phát triển ở phía
đông như Lithuanie...
Khái niệm về "những phương thức sản xuất" của Marx là công cụ cơ bản
trong việc phân chia lịch sử thành những giai đoạn là một khái niệm tây
phương áp đặt lên xã hội, cho nên chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng lúng túng
trong việc lý giải cái gọi là "phương thức sản xuất châu Á" vì, một phần lớn
dân tộc trên địa cầu sống qua bao nhiêu thế kỷ trong một kinh tế kiểu này,
chứng tỏ không có một mẫu mực đồng bộ phát triển cho toàn thể nhân loại,
hai là theo Marx, hệ thống châu Á có những đặc thù do những yếu tố địa lý,
như vậy làm sao chủ trương ưu thế của kỹ thuật đối với những điều kiện tự
nhiên, thứ nữa là hệ thống này trì trệ chỉ có thể cứu vớt qua sự xâm nhập
của những dân tộc phát triển kinh tế ở những con đường khác. Phương thức
sản xuất châu Á đi ngược lại với những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa
duy vật lịch sử như vai trò tiên quyết của lực lượng sản xuất, tiến bộ là điều
tất yếu cũng như sự đồng bộ của tiến hóa của con người trong xã hội.
Những yếu tố dẫn trên có thể chứng tỏ học thuyết về tư bản của Marx áp
dụng vào xã hội phương tây chỉ là một tình cờ của lịch sử; mặt khác nó bao
biện cho quan niệm "chủ nghĩa xã hội có thể xảy ra trong một nước" theo
Lenin và Salin. Làm sao giải thích được vai trò của tác nhân lịch sử, như
Aron gọi nó là "huyền thoại vô sản".
Phê phán chủ nghĩa duy vật lịch sử là bộ phận chủ yếu của hệ tư tưởng
Mác-xít. Trong những chương trên, khi phân tích và lý giải những vấn đề
then chốt như tha hóa, tư bản, ý thức hệ tôi đã đưa ra những phê phán từng
phần. Xét về toàn bộ chủ nghĩa duy vật lịch sử, một số những luận điểm cơ
bản từng được tranh luận ráo riết trong suốt quá trình hinh thành và phát
triển của chủ nghĩa Mác, về mặt cục bộ là những tương tranh chí tử giữa
Quốc tế đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ, giữa chủ nghĩa chính thống và chủ nghĩa
xét lại, giữa "những chủ nghĩa Mác cá thể" (như Kautsky, Lukács, Karl
Korsch, Mao, Gramsci, Althusser v.v..), giữa bôn-sê-vích và trốt-kít, ngày
nay mất tính cách sách lược chỉ còn giá trị lịch sử. Những tiền đề trong lý
luận phê phán của chủ nghĩa Mác như chủ nghĩa cộng sản ưu việt hơn chủ
nghĩa tư bản như một hình thái tổ chức xã hội, hay chủ nghĩa tư bản tất yếu