Engels và những người sau ông như Plekhanov, Lenin. Đâu là mối quan hệ
thực sự giữa hai thực tại cơ bản này? Những nỗ lực của triết học hiện đại đã
chỉ ra sự phân chia về vật chất và tinh thần là sự phân chia nội tại cơ bản
của con người, nhưng con người là một hữu thể thống nhất, hoạt động thực
tiễn của con người ở thời đại khoa học kỹ thuật phát triển đã chỉ ra là có
tính khu biệt dưới mọi hình thái nhưng không thể coi những hình thái này
tuyệt đối là vật chất hay tinh thần. Cho nên một lý luận về ưu thế của vật
chất đối với tinh thần không phù hợp ngay với quan niệm của Marx về con
người là một hữu thể thực tiễn. Một khi con người là hữu thể tự do và sáng
tạo, liệu hoạt động tri thức của con người có phải chỉ là phản ánh của thực
tại? Lý luận phản ánh mâu thuẫn với khái niệm về con người, như Marx
quan niệm là toàn bộ những quan hệ xã hội.
Phê phán huyền thoại về vô sản: Tuyên ngôn của đảng Cộng sản do Marx
và Engels được ủy thác soạn thảo vào năm 1848 mở đầu bằng: Một bóng
ma xuất hiện ở châu Ấu - bóng ma chủ nghĩa cộng sản (Ein Gespenst geht
um in Europa - das Gespenst des Kommunismus) và kết thúc ở câu Vô sản
khắp nơi, đoàn kết lại (Proletarier aller Lander, vereinigt euch!). Khái niệm
vô sản lần đầu tiên được hình tượng hóa để đối đầu với giai cấp tư sản
trong vận động biện chứng mà rõ ràng Marx lấy từ Hegel quan niệm đối lập
chủ/nô. Trong sách vở của chủ nghĩa Marx, sự phân định hai khái niệm giai
cấp công nhân với vô sản còn lẫn lộn, mơ hồ. Trong sách lược đấu tranh,
người mác xít dùng từ công nhân để kêu gọi liên kết với những thành phần
khác trong xã hội. Mặt khác, khi nói đến vô sản nhằm để chỉ thị một giai
cấp có ý thức, song một khi cần thiết, người ta có thể khoác cho nó cái ám
ảnh của một bóng ma, và nhằm phân biệt với một giai tầng thấp hèn, cùng
khổ và sẵn sàng gọi hạng người này là "vô sản lưu manh". Lukács là người
mác xít đầu tiên đã đưa ra một phân định cơ bản cho ý thức giai cấp khi xác
định "đối với vô sản nhận thức toàn diện về vị trí giai cấp là một tất yếu
sinh động, một vấn đề sống chết" và "giai cấp vô sản vừa là chủ thể và đối
tượng trong nhận thức chính mình". Quan niệm như vậy nhằm chỉ ra là giai
cấp vô sản vừa nhận thức chân thực vai trò và chức năng của mình trong xã
hội tư bản, vừa có khả năng làm thay đổi số phận của mình thông qua hành