vế mặt lịch sử phải nhường chỗ cho chủ nghĩa cộng sản, kinh tế quy hoạch
xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản tạo ra tha
hóa, bóc lột, những chu kỳ khủng hoảng và đao quân trừ bị thất nghiệp đã
bị thực tiễn chứng thực không có cơ sở tồn tại.
Phê phán chủ nghĩa duy vật lịch sử về mặt lý luận có thể xét về ba mặt: vấn
đề (giai cấp) vô sản, vấn đề tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất, vấn đề tồn tại của lịch sử (trong quan hệ hữu thể xã hội).
Chủ nghĩa duy vật lịch sử hàm ngụ quan niệm duy vật về lịch sử . Quan
niệm duy vật hàm ngụ một triết học duy vật, xét quan hệ giữa hữu và tư
duy, giữa vật chất và tinh thần. Một quan niệm sơ đẳng và dễ hiểu trong khi
tuyên truyền là "ưu thế của vật chất đối với tinh thần" để phân biệt chủ
nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm.
Từ cuốn sách Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
(Materialism y empiriokriticism) của Lenin cho đến tài liệu giáo khoa Cơ
sở của triết học Mácxit (Osnovy marksistskoj) hoặc Cơ sở của chủ nghĩa
Mácxit-Leninit (Osnovy marksizma-leninizma) hay Những nguyên lý sơ
đẳng của triết học (Principes élémentaires de Philosophie) của Georges
Politzer thật đơn giản khi khoác cho chủ nghĩa duy tâm, tiêu biểu là
Berkeley quan niệm sự vật chúng ta nhận được qua những cảm giác không
là gì khác hơn những ý tưởng và những ý tưởng không thể hiện hữu ngoài
tinh thần của chúng ta, như vậy sự vật không có thực tại bên ngoài tinh
thần, để giáo dục quần chúng về chủ nghĩa duy tâm chủ trương tinh thần
sinh ra vật chất, thế giới không hiện hữu ngoài tư tưởng của chúng ta trong
khi chủ nghĩa duy vật quan niệm vật chất là thực tại có trước và tinh thần
có sau, phụ thuộc vào vật chất, không phải tinh thần sáng tạo ra thế giới và
vật chất mà chính thế giới, vật chất hay tự nhiên sinh ra tinh thần, vật chất
hiện hữu ở ngoài tư duy của chúng ta, tinh thần không thể hiện hữu nếu
không có vật chất, không có linh hồn bất tử, độc lập với thể xác, tư tưởng
của chúng ta chỉ là phản ánh của sự vật trong óc con người. Những điều
này thật dễ hiểu đối với lẽ thường của quần chúng, và như vậy chủ nghĩa
duy vật có tính khoa học, chủ nghĩa duy tâm có tính siêu hình v.v...Những
điều nêu trên không phải là sản phẩm của thời Stalin, nhưng chính nơi