theo quan điểm duy vật lịch sử của Marx.
Trong chương 5, quan điểm của Marx đã được dẫn ra là "những quan hệ
sản xuất tương ứng với mỗi giai đoạn đặc thù phát triển những lực lượng
sản xuất vật chất", do đó ông đã phân chia lịch sử xã hội con người theo
những hình thái xã hội phù hợp với khả năng sản xuất của con người. Lịch
sử tiến hóa theo một quy tắc là hình thái xã hội này bị tiêu diệt để được
thay thế bằng một hình thái mơi?do kết quả của sự phát triển sản xuất. Phát
triển đó được xác định bằng tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất. Mặc dù điều này có thể khiến cho Karl Marx bị phê phán
là tất định kinh tế, song những công trình nghiên cứu về tư bản của ông
nhằm muốn chứng minh mấy luận điểm như chủ nghĩa tư bản dựa vào tiến
bộ khoa học kỹ thuật khiến lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tuy
nhiên nó bị ràng buộc trong những quan hệ sản xuất của xã hội tư bản, nên
tất yếu đến một lúc nào đó, những lực lượng sản xuất vật chất đi đến chỗ
mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất đã xiềng xích nó, dẫn đến cách
mạng xã hội.
Tại sao lại dẫn đến cách mạng? Quan hệ đảo nghịch (Verkehrung) trong Tư
bản chỉ ra quá trình khách thể hóa, trong đó sản phẩm của lao động là sở
hữu tha hóa và quá trình tư bản là chiếm đoạt lao động tha hóa, tạo thành
quyền lực đối lập với lao động sống. Cho nên những quy luật về khủng
hoảng, đấu tranh giai cấp và mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ
sản xuất dẫn đến xung đột, khởi sự cho cách mạng xã hội. Vận động tác
động qua lại diễn ra trên toàn bộ lịch sử theo một quá trình liên lỉ từ những
quan hệ xã hội của sản xuất nhằm giai thích những cơ cấu ý thức hệ chính
trị, thượng tầng cơ sở, những quan hệ xã hội này được giải thích qua mức
độ phát triển của khoa học kỹ thuật và toàn bộ tổ chức trong quá trình sản
xuất, tức là những lực lượng sản xuất. Hướng đi của lịch sử là cấu trúc
nhân quả liên kết lực lương sản xuất, quan hệ sản xuất và thượng tầng cấu
trúc như đã nói đến ở những phần trên.
G.A. Cohen là một trong những nhà mác xít phân tích cùng với John Elster,
John Roemer đã có tham vọng giải thích những điều không minh bạch
trong tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cũng