cách mạng có thể thành công hay không, tuy nhiên lịch sử không thể giải
thích qua đấu tranh giai cấp, mà do lực lượng sản xuất có chịu đựng xiềng
xích của quan hệ sản xuất. Giải thích của Cohen dựa vào khái niệm trừu
tượng của tác động thuần lý, lại bỏ qua điều kiện thiết yếu cho giai cấp
cách mạng có khả năng lật đổ giai cấp cầm quyền một khi lực lượng sản
xuất bị câu thúc.
Phê phán sự tồn tại của lịch sử: Trong phần thảo luận trên về những luận
điểm của một nhà Mác-xít phân tích G.A. Cohen (nhằm bảo lưu quan niệm
tất định trình bày trong bài tựa 1859 của Marx), là những lý chứng phê
phán lý luận tất định lịch sử của chủ nghĩa Mác. Lý luận này đã hạ thấp vai
trò của con người (cá thể hay tập thể) trong biến đổi xã hội. Khi Marx quan
niệm không hình thái xã hội nào mất đi trước khi những lực lượng sản xuất
phát triển, trong khi thực ra sự biến đổi quan hệ sản xuất mới thực sự quan
trọng. Chính quan niệm này được áp dụng vào "chủ nghĩa xã hội xảy ra
trong một nước" đã tạo những tệ nạn trong việc hình thành chủ nghĩa xã hội
ở Liên Xô như việc tập thể hóa sản xuất nông nghiệp một cách tàn bạo,
việc tập trung quyền lực chính trị, khủng bố chính trị và phát triển thống trị
trong tay bọn bộ Chính trị thư lại.
Jurgen Habermas đã có những nỗ lực tái tạo chủ nghĩa duy vật lịch sử trong
tác phẩm mang nhan đề: Zur Rekonstruktion des Historischen
Materialismus. Trong khi đọc lại Marx để xem xét những khái niệm lao
động xã hội (gesellschaftliche Arbeit) và lịch sử chủng loại (historische
Gattungsgeschichte) qua những dẫn chứng:
"Con người bắt đầu phân biệt chính mình với con vật vào lúc khởi sự sản
xuất ra những phương tiện tồn tại, một bước yêu cầu của tổ chức thể chất.
Khi làm ra thực phẩm, con người gián tiếp tạo ra chính đời sống vật chất
của mình."
"Tạo ra" ở đây không phải chỉ có những hành động sử dụng công cụ của cá
nhân mà cả "sự hợp tác xã hội" của nhiều cá nhân khác:
"Tạo ra đời sống, của chính đời sống của người này trong lao động, và của
người khác trong sinh đẻ, giờ đây xuất hiện như một quan hệ kép: là quan
hệ tự nhiên về mặt này và là quan hệ xã hội về mặt kia. Mặt xã hội theo ý