nghĩa những cá thể hợp tác, dưới bất kỳ điều kiện nào, cách thức và mục
đích nào."
Theo Habermas lý giải, những hành động sử dụng công cụ của những cá
thể khác nhau được điều hợp theo đường lối thuần lý có mục đích với một
quan điểm hướng về mục tiêu sản xuất. Ông gọi những quy luật của hành
động sách lược phù hợp với sự cộng tác vừa nói là một thành phần thiết
yếu của quá trình lao động. Những phương tiện tồn tại được sản xuất ra
nhằm để tiêu thụ, và phân phối sản phẩm cũng dược tổ chức có tính cách xã
hội đòi hỏi những quy luật đối tác có thể sắp đặt giữa những chủ thể trên
mức độ hiểu biết ngữ văn, không là trường hợp riêng lẻ mà thường trực
theo những quy phạm nhận thức, ông gọi là những quy luật hành động
thông giao.
Trong khi duy trì đời sống bằng lao động xã hội, đồng thời con người tạo ra
những quan hệ vật chất của đời sống, xã hội cũng như quá trình lịch sử
trong đó những cá thể biến đổi cùng với xã hội của họ. Tạo lại lịch sử
chủng loại này dựa trên phương thức sản xuất, biểu hiện qua tình trạng phát
triển lực lượng sản xuất với những hình thái quan hệ sản xuất. Lý luận về
tiến hóa xã hội của Marx đã đề ra một số vấn đề trong khi Habermas phê
phán chủ nghĩa duy vật lịch sử: lý luận của Marx đã giản lược đối tác trong
mô hình sản xuất chỉ có thể được minh giải trên bình diện thông giao. Nói
khác đi cơ sở nhận thức của chủ nghĩa duy vật lịch sử phải cần tới lý luận
đối tác thông giao, nghĩa là xét trên bình diện đối tác, phân biệt với mô
hình sản xuất của Marx. Theo Habermas, chủ nghĩa duy vật lịch sử đặt
trọng tâm vào những lực lượng sản xuất đã không xét đến hiện tượng cấu
trúc thượng tầng (Uberbauphanomen), đặc biệt là văn hóa là một nhân tố
quan trọng trong biến đổi xã hội. Những cấu trúc của liên chủ thể tạo ra về
mặt ngôn ngữ là những điều kiện thiết yếu cho những hệ thống nhân cách
và xã hội. Cơ sở trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa những hành động
thông giao, tức những hệ thống xã hội và nhân cách, tức những con người
cá thể là một lý luận về khả năng nói và làm, quan hệ giũa thông giao và
đối tác. Habermas nhận định là Marx và Engels không hiểu nội dung của
truyền thống văn hóa đơn giản là ý thức hệ. Ông phân biệt truyền thống văn