PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 129

như vai trò của vô sản tong cuộc cách mạng xã hội này trong Lý luận về
lịch sử của Kark Marx/Karl Marx sTheory of Histoire. Lý luận về lịch sử
này dựa trên mối quan hệ nêu trên trong "phương thức sản xuất" đặc thù
của lịch sử, đó là chủ nghĩa tư bản. Theo Cohen, lực lượng sản xuất bao
gồm những công cụ sản xuất, nguyên liệu và những khả năng sản xuất của
công suất lao động bao gồm tài năng, kiến thức, óc sáng tạo và cả khoa học
sử dụng sản xuất; quan hệ sản xuất chỉ ra mẫu hình làm chủ lực lượng sản
xuất, cấu trúc giai cấp đặc thù ở mỗi phương thức sản xuất lịch sử. Khi đi
phân tích bài Tựa nổi tiếng 1859 trong Góp phần phê phán kinh tế chính trị
học (X. chương 4 ở trên), Cohen lập luận trên hai luận điểm chính, luận
điểm về ưu tiên và luận điểm phát triển. Luận điểm ưu tiên của lực lượng
sản xuất được thảo luận trong chương VI nhằm chứng minh là những quan
hệ sản xuất đặc thù trong một xã hội nhất định được thuận lợi là do sự phát
triển của lực lượng sản xuất, khi những lực lượng này phát triển, những
quan hệ cũ trở thành gông cùm của nó, phải thay thế bẵng những quan hệ
mới, do đó lực lượng sản xuất có ưu thế hơn quan hệ sản xuất trong năng
động của lịch sử. Cohen đã sử dụng lôgích giải thích theo chức năng
(functional explanation), nghĩa là giải thích một sự việc căn cứ vào những
hậu quả của sự việc. Tuy nhiên làm thế nào chỉ ra được lực lượng sản xuất
có ưu thế một khi sự phát triển của nó chỉ xảy đến qua những quan hệ sản
xuất.Điều này còn hàm ý là những quan hệ sản xuất mới thực sự có ưu thế
trước lực lượng sản xuất, hay nói cho cùng, chỉ có tác động qua lại giữa
quan hệ và lực lượng và không thể nói cái này có ưu thế hơn cái kia. Luận
điểm phát triển của Cohen dựa trên xu hướng tự trị để phát triển những lực
lượng sản xuất trong lịch sử, mặc dầu sự phát triển này chỉ thực hiện qua
những quan hệ sản xuất đặc thù. Viện dẫn Marx trong thư gửi Annenkov
ngày 28 tháng 12, 1846 tin vào xu hướng tự trị của lực lượng sản xuất phát
triển tạo cho lịch sử có mạch lạc, Cohen lập luận xu hướng này nhờ vào
một số những sự kiện của bản chất và hoàn cảnh con người là tính thuần lý,
sự khan hiếm, mức độ trí tuệ "tạo cơ hội mở mang quyền lực sản xuất" thực
hiện sao cho không phi lý.
Cohen quan niệm mức độ những lực lượng sản xuất quyết định khi nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.