Mao).
Mặc dầu chính Engels tự nhận là người cộng sự thứ yếu bên cạnh Marx
trong việc xây dựng cơ sở chủ nghĩa Mác, ông có những tác phẩm riêng và
tư tưởng của ông có những điểm dị biệt với tư tưởng Mác. Ngoài ba tác
phẩm viết chung với Marx trước năm 1850, Engels đã trước tác những tác
phẩm quan trọng như Chống Duhring (1878); Nguồn Gốc của Gia Đình,
Tư Hữu và Nhà Nước (1884), Ludwig Feuerbach và Sự Cáo Chung của
Triết Học Cổ Điển Đức (1888) và một di cảo đã xuất bản là Biện Chứng
của Tự Nhiên.
Những điểm dị biệt này đã không được đặt thành vấn đề nghiêm trọng có
thể do hai mặt:
- Sinh hoạt trí thức và chính trị của những học viện nghiên cứu chủ nghĩa
Mác trong thế giới cộng sản vẫn chính thức coi chủ nghĩa Mác với hai cơ
sở “chủ nghĩa duy vật lịch sử” và “chủ nghĩa duy vật biện chứng,” rút ra từ
những tác phẩm của Engels là những cơ sở chính thống của chủ nghĩa Mác.
- Phần lớn những học giả phương Tây nghiên cứu chủ nghĩa Mác có nghi
vấn hoặc nhìn ra những dị biệt giữa Marx và Engels thường không tìm hiểu
bản chất sự dị biệt này, hoặc chỉ tìm hiểu Marx và không quan tâm đến
Engels, hoặc coi quan điểm của Marx và Engels thống nhất với nhau, hoặc
chấp nhận những chú giải của Engels về Marx như những chú giải chính
thức của Marx.
Ngày nay việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác chỉ ra sự khác biệt quan trọng
giữa Marx và Engels vì :
- Khuynh hướng quan niệm biện chứng của lịch sử xác định vai trò chủ thể
trong lịch sử, quan hệ giữa cá nhân và xã hội và biện chứng là tác động qua
lại giữa chủ thể và khách thể.
- Khuynh hướng quan niệm biện chứng của tự nhiên xác định những quy
luật chung của tự nhiên ứng dụng vào lịch sử con người, cho nên hành
động và ý hướng của con người về mặt đại thể phải tuân theo những vận
động khách quan của lịch sử, độc lập với việc con người thực hiện hay
không thực hiện.
Sự đối lập giữa hai khuynh hướng này cũng chỉ ra những tranh luận về chủ