PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 14

nghĩa Mác phê phán và chủ nghĩa Mác khoa học, chủ nghĩa Mác nhân đạo
và chủ nghĩa Mác giáo điều, chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa tất định
kinh tế.
Ở đây tôi không đi sâu vào những tranh luận giải thích và phê phán về
Marx với Engels, vì những tranh luận này ngay từ những thập niên đầu thế
kỷ hai mươi đến nay đã dẫn đến một văn kiện tài liệu đồ sộ và phức tạp của
những người mácxit cũng như những nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Ngay
trong khuynh hướng chấp nhận biện chứng lịch sử cũng không hẳn nhất trí,
chẳng hạn quan điểm của Sartre không hẳn đồng nhất với quan điểm của
Lukács (trong giai đoạn “Lịch sử và ý thức giai cấp”), còn phải kể đến vô
số những quan điểm khác nhau của I. Fetscher, H. Lefebvre, T. Adorno . . .
Trong phần nhận định những đóng góp của Engels vào chủ nghĩa Mác,
người viết muốn chỉ ra những nét chính yếu trong lý luận của Engels như
quan niệm nhận thức là phản ánh thực tại, tính tương đối của tri thức,
những quy luật về biện chứng của tự nhiên đã là cơ sở triết học của chủ
nghĩa Mác “chính thống,” hay còn gọi là chủ nghĩa Mác-Xôviết, khởi từ đó,
những quan điểm về nhà nước, chuyên chính vô sản, chủ nghĩa xã hội cũng
như những lý luận về khoa học tự nhiên và xã hội trong những tác phẩm
chính của Engels đã là mẫu mực cho một ý thức hệ cộng sản ở giai đoạn
đảng cộng sản nắm quyền bính:
1. Về quan hệ hợp tác trí thức giữa Marx và Engels : người cộng sản
thường ca ngợi mối quan hệ hợp tác trí thức cũng như tình bạn vĩ đại giữa
Marx và Engels, nhưng ngày nay một số học giả cũng như những người
nghiên cứu tiểu sử Marx và Engels phát hiện những điểm không rõ rệt như
khi Engels viện dẫn lập luận cho rằng Marx và ông nhất trí với nhau về mọi
điều cơ bản, hay Marx đã đọc và đồng ý với những luận điểm trình bày
trong tác phẩm Chống Duhring, hay trong Biện Chứng của Tự Nhiên (vì
những điều này Engels chỉ nêu ra sau khi Marx đã mất).
2. Về cơ sở triết học: Trong tác phẩm Ludwig Feuerbach và Sự Cáo Chung
của Triết Học Cổ Điển Đức
(1888), Engels đã đưa ra một lập trường khẳng
định về chủ nghĩa duy vật làm cơ sở triết học cho thế giới quan và nguyên
tắc tính đảng của Lênin sau này trong Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.