nghi rộng rãi đối với thân phận con người.”
Lý luận trong cuốn sách được dàn trải qua sáu phần:
- Vấn đề then chốt trong tấn bi kịch lịch sử của chủ nghĩa cộng sản là sự
phá sản về mặt kinh tế xã hội và chính trị trong hệ thống Xô viết.
- Những toan tính cải cách hoặc tăng cường hiệu lực của guồng máy Xô
viết không cứu vãn được sự lũng đoạn, mục nát của chế độ cộng sản.
- Sự áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên vùng đất Đông Âu đang diễn ra quá
trình từ bỏ chế độ cộng sản.
- Những cơ hội thành công trong quá trình cải cách tại Trung quốc.
- Sự suy thoái của Quốc tế Cộng sản về mặt chính trị và tư tưởng.
- Cơn hấp hối sau cùng của chủ nghĩa cộng sản và hiện tượng hậu cộng
sản.
Sở dĩ tôi đưa ra luận điểm của Brzezinski là vì trong những sách vở bàn về
chủ nghĩa cộng sản, tác phẩm Sự phá sản vĩ đại cả ông là tư liệu nghiên cứu
mới nhất, đề cập rốt ráo đến vấn đề tổng khủng hoảng của chủ nghĩa cộng
sản. Brzezinski cũng đưa ra một viễn tượng về thời đại hậu cộng sản.
Luận điểm chính trong tác phẩm của Brzezinski nhằm phân tích nghịch lý
trong chính sách cải cách hiện đại của Liên Xô. Theo ông, sửa đổi hệ thống
Liên Xô hiện hữu cần phải phá hủy những tầng lớp lịch sử tích lũy từ thời
Lenin (cấu trúc xã hội theo đường lối một đảng cai trị toàn diện) qua thời
kỳ Stalin (xã hội phụ thuộc vào một nhà nước cai trị toàn diện) tới thời kỳ
Brezhnev (một nhà nước đình trệ toàn diện thống trị bởi một đảng cai trị
toàn diện lũng đoạn). Chính sách thời Gorbachev vẫn lẩn quẩn trong vòng
mâu thuẫn giữa những đòi hỏi phá hủy sự tập trung quyền lực để đem lại
tiến bộ kinh tế với những yêu cầu tập trung để bảo đảm sự ổn định chính
trị. Cho nên hai mặt trong đường lối cải cách của Gorbachev là hai mặt đối
lập giữa tái cấu trúc/cởi mở. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị đặc biệt của
Đảng lần thứ 19 vào tháng Sáu 1988, Gorbachev nhận định: Vấn đề chủ
yếu là cải cách hệ thống chính trị của chúng ta.
Như vậy mối quan tâm sửa đổi đường lối kinh tế để tìm ra lối thoát tiến bộ
phải đi đôi với thay đổi cơ cấu chính trị. Chủ trương đó phải đương đầu với
một thực tại rõ rệt: tái cấu trúc (perestroika) nhằm cải cách từ bên trên phải