quáng tuân theo những điều sách vở chỉ bảo, chúng ta cũng không thể máy
móc theo gương những nước khác.” Brzezinski cũng dẫn lời một nhà lãnh
đạo khác của Trung quốc phát biểu trong Đại hội đảng kỳ thứ 13 là: “Chủ
nghĩa xã hội đòi hỏi, hoặc cho phép cái gì làm lợi cho sự phát triển những
lực lượng sản xuất, và cái gì không làm lợi cho sự phát triển ấy thì đi ngược
lại với chủ nghĩa xã hội khoa học.”
Brzezinski nhận định: “Cho nên không ngạc nhiên là những diễn tập tư
tưởng này mở cửa ngõ cho những tư tưởng mới của phương Tây thẩm thấu
lớn rộng vào Trung quốc. Đặc biệt là sự xâm nhập này đã ảnh hưởng mạnh
ở những cơ sở nghiên cứu của Bắc kinh, thúc đẩy những bộ óc tư tưởng đổ
xô đi tìm hiểu những nhà lý luận về xã hội công nghiệp như Daniel Bell, về
những hậu quả xã hội của những khoa kỹ thuật thông tin mới như Ilya
Prigozine, về hình thành tương lai như Alvin Toffler.
Mối quan tâm của những nhà lãnh đạo Trung quốc có tính thực nghiệm
nhằm làm thế nào phát triển có hiệu quả trên cơ sở sử dụng hữu hiệu khoa
học kỹ thuật phương Tây.”
Tuy nhiên Trung quốc cũng phải đương đầu với một thực tế là chủ nghĩa
đa nguyên về kinh tế xã hội sáng tạo phát triển cũng không thể phù hợp với
một hệ thống lãnh đạo độc đảng, bởi vì cơ sở của sự lãnh đạo này phải loại
bỏ đa nguyên chính trị.
Người cộng sản thường đưa ra luận điểm về ba dòng thác cách mạng:
phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội tại
các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc tại các nước đang
mở mang và phong trào công nhân tại các nước tư bản chủ nghĩa. Sau khi
phân tích sự thất bại kinh tế-xã hội tại các nước cộng sản, Brzezinski lại xét
đến tình hình chính trị tại các nước phát triển hoặc đang phát triển. Ông
nhận định ở các nước công nghiệp phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật
Bản.. .”xã hội càng tiến bộ, đảng cộng sản càng không thể hoạt động chính
trị”. Quả thật chủ nghĩa cộng sản hiện đại sơ khởi chỉ lôi cuốn được những
ai vì uẩn ức về hoàn cảnh cùng khổ, chậm tiến hoặc bị đàn áp về mặt chủng
tộc đã chọn lựa con đường cách mạng kiểu côïng sản như một con đường
ngắn nhất để chiếm được quyền bính; tuy nhiên chủ nghĩa côïng sản khi có