hướng chính thống đối lập với xu hướng xét lại, trào lưu tự giải phóng đối
lập với chính sách hợp nhất quân sự-kinh tế.
Brzezinski đã vẽ ra một bức tranh biến chuyển chính trị trong thế giới
cộng sản, ông cũng đưa ra một số dự kiến phù hợp với hiện tình đang diễn
ra ở các nước cộng sản. Tác phẩm này đã gióng lên hồi chuông báo tử của
chế độ cộng sản, như tiểu đề của cuốn sách đề xuất. Tuy nhiên tính cách
thuyết phục của tác phẩm còn cần phải thảo luận về những vấn đề:
a. Chủ nghĩa cộng sản thống trị gần một thế kỷ này trên cơ sở quá đơn
giản hợp thời, như quan niệm nguyên ủy của mọi tội lỗi xấu xa vào định
chế của tư hữu, cho nên nó giả định thủ tiêu tư hữu sẽ dẫn đến sự thực hiện
công lý thực và hoàn thiện được bản chất con người.
b. Chủ nghĩa cộng sản đưa ra một nỗ lực lệch lạc trong việc áp đặt lý tính
toàn diện trên mọi vấn đề xã hội.
c. Chủ nghĩa cộng sản giống như những tôn giáo lớn đi từ giáo lý đơn
giản nhất đến những khái niệm triết lý phức tạp hơn.
Ba đặc điểm nêu trên chỉ là một lý giải phiến diện về chủ nghĩa cộng sản.
Về chủ nghĩa Cộng sản Trung quốc: Brzezinski gọi chủ nghĩa cộng sản
Trung quốc là một “chủ nghĩa cộng sản thương mại”, căn cứ trên xu hướng
thực dụng của giới lãnh đạo Trung quốc. Điều này cũng không chính xác.
Quan điểm của ông cũng đơn giản như quan điểm của nhà triết học Ba lan
khác, Leszek Kolakowski, coi học thuyết của Mao Trạch Đông là một thứ
“chủ nghĩa Mác nông dân.”
Về thực tiễn cộng sản: Một xu hướng chung của nhiều học giả khoa chính
trị phương Tây là căn cứ trên chính sách của những nhà lãnh đạo để phân
tích chủ nghĩa cộng sản. Xu hướng này có khuyết điểm là chỉ phân tích
chiến lược, chiến thuật của đảng cộng sản, cho nên người mác xít lập luận
là những phân tích ấy không nắm được bản chất của chủ nghĩa cộng sản.
Về mô hình biến đổi của chủ nghĩa cộng sản: Brzezinski đưa ra bốn giai
đoạn biến đổi của chủ nghĩa cộng sản:
1.Chế độ cực quyền cộng sản: Đảng kiểm soát hệ thống chính trị, xã hội
và kinh tế.
2. Chế độ độc đoán cộng sản: Áp lực của xã hội đối với quản lý kinh tế xã