PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 18

“Dưới hình thức huyền bí, phép biện chứng trở thành thời thượng ở nước
Đức, nó có vẻ tô điểm và vinh danh thực trạng hiện hữu. Trong hình thức
hợp lý, nó là một sự xúc phạm ghê gớm đối với giai cấp tư bản và những
giáo sư lý luận của giai cấp này, bởi vì nó cũng nhận thức khẳng định về
thực trạng hiện hữu, đồng thời nó cũng nhận thức về sự phủ định thực trạng
này, với sự tan rã không thể tránh khỏi; vì nó quan sát mọi hình thái xã hội
phát triển về mặt lịch sử trong vận động lưu chuyển của nó, và do đó nó xét
đến tình trạng nhất thời cũng như sự hiện hữu tạm thời của thực trạng này.

Theo Hegel, thế giới thực chỉ là hình thức hiện tượng bề ngoài của “Ý
Tưởng”, trong khi Marx đưa ra một luận điểm đảo ngược:” Ý Tưởng không
là gì khác hơn thế giới vật chất được phản ánh trong tinh thần con người và
diễn dịch thành hình thái tư duy. “ (. . . bei nur ist das Ideele nichts anderes
als das am Menschenkopf umgesetze und ubersetzte Materielle. )
Marx cũng chỉ ra ông sử dụng phép biện chứng như một “phương pháp
trình bày;” ông không đưa ra môt phép lý luận về phép biện chứng và ông
chưa hề nói đến “chủ nghĩa duy vật biện chứng. “ Từ ngữ này được coi là
do Engels đặt ra. Trong lời tựa Chống Duhring xuất bản lần thứ ba, Engels
khẳng định “Marx và tôi hầu như là những người duy nhất đã cứu vãn phép
biện chứng có ý thức thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đem áp dụng vào
quan niệm duy vật về tự nhiên và lịch sử. “
Engels phân tích phép biện chứng của Marx chỉ ra những mối quan hệ qua
lại và phạm trù trong khoa học, phân biệt với những đường lối tư duy siêu
hình cổ điển. Phương pháp biện chứng đó là hình thức phát triển thực duy
nhất của tư duy, không rơi vào cạm bẫy tư tưởng duy tâm. Tuy nhiên trong
Hệ Tư Tưởng Đức Marx đã đưa ra quan điểm thống nhất của tự nhiên và
lịch sử, cũng như ông không chấp nhận một quan niệm về lãnh vực tự
nhiên ở bên ngoài con người, ít ra về mặt thực tiễn. Mối quan hệ giữa tự
nhiên và con người tạo thành một toàn bộ thống nhất, như Marx đã viết:
“Toàn bộ lịch sử thế giới không là gì khác hơn . . . sản xuất của con người
thông qua lao động, sự phát triển của tự nhiên dành cho con người. “ Trong
Hệ tư tưởng Đức, ông cũng chỉ rõ: “Chúng ta chỉ biết một khoa học, khoa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.