học về lịch sử. Lịch sử có thể xét từ hai mặt . . . nó có thể chia thành lịch sử
tự nhiên và lịch sử con người. Nhưng cả hai mặt này không thể tách rời
nhau. Bao lâu con người tồn tại, thì tự nhiên và lịch sử vẫn là những điều
kiện tiên quyết đối với nhau. “
Tính biện chứng trong lịch sử con người ở chỗ Marx nhận ra mặt phủ định
thực tại là một điều kiện lịch sử được áp dụng vào thực tiễn như một hành
động lịch sử giải phóng giai cấp vô sản, trong đó thực tại xã hội và ý thức
tác động lẫn nhau. Cho nên trong lời Bạt quyển Tư Bản xuất bản lần thứ
hai (tiếng Đức), gần ba mươi năm sau, Marx đã trở lại đề cập vấn đề biện
chứng rút ra từ phép biện chứng của Hegel. Tuy nhiên ông không trình bày
một cách có hệ thống và đầy đủ về phép biện chứng này như thế nào, đã
gây nhiều tranh luận cho những người mácxít về sau. Sự khác biệt giữa hai
quan niệm biện chứng: một đằng chỉ ra mối quan hệ giữa chủ thể và khách
thể, một đằng chỉ ra vận động và quan hệ liên kết không chỉ thuần túy tranh
luận trên bình diện nhận thức, nhưng xác định về mặt thực tiễn chính trị -
mâu thuẫn đối kháng giữa quan điểm nhất nguyên và đa nguyên trong sinh
hoạt chính trị, sách lược và chiến lược đấu tranh chính trị.
Quan niệm về tự nhiên của Engels xây dựng trên lý luận tiến hóa được lý
giải dưới ánh sáng biện chứng. Engels cho rằng Marx và ông đã chỉ ra được
một chủ nghĩa duy vật mới bao hàm những khám phá mới nhất của khoa
học tự nhiên. Trong quyển Chống Duhring, ông định nghĩa: Biện chứng
không là gì khác hơn khoa học về những quy luật chung của vận động và
sự phát triển của tự nhiên, xã hội con người và tư duy.
Engels quan niệm “Tự nhiên là kiểm tra của biện chứng. “ (Die Natur ist
die Probe auf die Dialektik) và thông qua những khoa học tự nhiên hiện
đại, phép biện chứng đã đem lại những thành quả phong phú cho tự nhiên
và chứng thực là trong tự nhiên, phân tích cho cùng, mọi vật diễn ra không
phải theo tính cách siêu hình mà theo tính biện chứng. “. . . tự nhiên không
vận động trong một tuần hoàn chu kỳ lập lại không ngừng, nhưng diễn ra
một quá trình lịch sử thực sự. “ (. . . dass sie sich nicht im ewigen Einerlei
eins stets wiederholten Kreises bewegt, sondern eine wirkliche Geschichte
durchmacht. )