(1908). Những ý tưởng cơ bản về nhận thức luận và phép biện chứng dẫn
đến một cơ sở triết học mới cho những bài viết sau 1915 của Lênin về triết
học, chính trị, kinh tế và sách lược tổ chức mà cơ bản tập trung quanh vấn
đề biện chứng (biện chứng của lịch sử cách mạng, vấn đề tự quyết dân tộc
và cách mạng thế giới), khẳng định một nhận thức về Hegel (những tác
phẩm của Hegel có tính duy tâm nhất lại ít duy tâm nhất và mang nhiều
tính duy vật nhất).
Trong lịch sử triết học, Lênin không được chú ý nhưng trong khối cộng sản,
Lênin được coi là một nhà tư tưởng lớn. Nghịch lý này biểu hiện về mặt
thực tại lịch sử, sự xung đột giữ chủ nghĩa Lênin và chủ nghĩa Mác Tây Âu,
mặt khác sự độc quyền của một tư tưởng trở thành ý thức hệ. Ngay sau thời
đại Stalin, người cộng sản vẫn bảo thủ quan niệm "chủ nghĩa Lênin không
phải là một lý giải của chủ nghĩa Mác" mà là "sự phát triển của chủ nghĩa
Mác ở giai đoạn Lênin.” Vấn đề này mang một ý nghĩa triết lý đặc biệt, chỉ
ra "khoảng cách giữa chân lý và ý thức" (Merleau -Ponty).
Vấn đề ý thức như một phản ánh mà lịch sử là bản chất thứ hai (tính khách
quan - trong phép biện chứng duy vật đã biến thực tại xã hội thành một bản
chất thứ hai) biểu hiện tác động qua lại giữa những phạm trù của triết học
và kinh tế trong chủ nghĩa Mác theo Lukács (Der junge Hegel), có thể nói
nó cũng biểu hiện tác động qua lại giữa những phạm trù của triết học và
chính trị trong chủ nghĩa Lênin.
Đứng trên quan điểm nhận thức triết học, Lênin không đi giải quyết những
vấn đề triết lý, vì theo ông, mọi vấn đề triết học cơ bản đã được Marx và
Engels giải quyết rồi. Vấn đề triết học trong chủ nghĩa Lênin gắn liền với
vấn đề chính trị qua hai giai đoạn:
a. Thời kỳ ông viết Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
(1908) với tiểu đề: Những bình luận phê phán về một triết học phản động.
Tác phẩm này được hình thành sau sự thất bại của Cách mạng Nga 1905,
sự phân hóa trong nội bộ đảng về chủ trương tham dự hay tẩy chay Nghị
viện Duma kỳ ba, và những thảo luận về triết học của chủ nghĩa Mác do
nhóm bônsêvích Bogdanov, Bazarov, Lunacharsky... đề xuất.
b. Thời kỳ ông viết Bút ký triết học (trong khoảng 1914 -15) gồm những