ghi chú khi đọc bộ Lôgic và những Bài giảng về triết học lịch sử của Hegel
và những tiểu luận (được in ra) Lênin viết về chủ nghĩa Mác. Thời kỳ này
đánh dấu sự khủng hoảng của Quốc Tế Cộng sản Hai mở đầu Thế chiến thứ
nhất (người cộng sản gọi là chiến tranh đế quốc).
Mục tiêu của Lênin trong thời kỳ thứ nhất khi đề cập đến mặt thống nhất
giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng (chủ nghĩa duy vật biện chứng
trong triết học Mác) nhằm chỉ ra tính đảng trong triết học, gắn liền với
cương lĩnh chính trị và ý tưởng về một đảng cách mạng trên con đường
giành quyền lực. Những cơ sở lý luận của Lênin đã được nêu ra trong
những tác phẩm chính trị như Làm gì? (Chto delat?) và Hai sách lược của
Đảng dân chủ Xã hội trong Cách mạng dân chủ.
Một nguyên tắc cơ bản mà Lênin đề ra như một mẫu mực về ý thức cách
mạng của hoạt động cách mạng là không thể có phong trào cách mạng nếu
không có một lý luận cách mạng.
Nguyên tắc này nhằm chỉ ra sự kiện là giai cấp công nhân để tự nó bộc phát
không thể đạt tới ý thức về sự đối lập cơ bản giữa giai cấp của nó với hệ
thống xã hội hiện hữu - như Lênin khẳng định:
"Chúng ta đã phát biểu không thể có ý thức dân chủ xã hội trong giới công
nhân. Ý thức ấy chỉ có thể du nhập từ ngoài vào. Lịch sử của mọi nước chỉ
ra rằng giai cấp công nhân để tự nó, chỉ có khả năng phát triển ý thức công
liên, nghĩa là niềm tin vào sự tất yếu tổ chức công đoàn tranh đấu với giới
chủ nhân, bắt buộc chính quyền phải thông qua đạo luật lao động cần thiết.
... Tuy nhiên, lý luận về chủ nghĩa xã hội phát sinh từ những lý luận kinh tế,
lịch sử và triết lý được phát triển bởi những đại biểu có học của những giai
cấp hữu sản, bởi những người trí thức. Đứng về mặt cương vị xã hội, ngay
chính những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học hiện đại, Marx và
Engels, cũng thuộc về giới trí thức.”
Trên nguyên tắc này, một ý thức xã hội chủ nghĩa chỉ có thể đến từ một cơ
sở có lãnh đạo tổ chức, trang bị bằng một lý luận. Khởi từ đó, Lênin đã đưa
ra khái niêm nhất định về một đảng tiền phong của giai cấp công nhân:
"Tổ chức của những người cách mạng trên hết phải dựa vào những người
coi hoạt động cách mạng là chuyên nghiệp. Đứng trên quan điểm của đặc