PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 29

tính chung giữa những thành viên của một tổ chức như vậy, mọi phân biệt
giữa công nhân và trí thức phải được xóa bỏ.”
Và ông chỉ rõ một nguyên tắc về tính đảng (partiinost):
"Một khi không có vấn đề về một hệ tư tưởng độc lập do chính quần chúng
lao động tạo nên trong quá trình vận động của họ, chỉ có một chọn lựa duy
nhất - một là hệ tư tưởng tư sản, hai là hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không
có con đường ở giữa - vì nhân loại không có tạo ra một hệ tư tưởng thứ ba,
và trong một xã hội bị xâu xé bởi những đối kháng giai cấp thì không thể
nào có hệ tư tưởng phi giai cấp hay đứng bên trên giai cấp được.”
Nguyên tắc tính đảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lý luận của chủ nghĩa Lênin.
Một nhận thức về xã hội, theo Lênin, từ bản chất đã mang tính giai cấp và
tính đảng trong một xã hội vẫn còn tồn tại giai cấp. Ngay từ một trong
những tác phẩm đầu của ông Nội dung kinh tế của "những người bạn dân"
và phê phán nó trong quyển sách của Struve 1895, Lênin đã khẳng định:
"Có thể nói chủ nghĩa duy vật bao gồm tính đảng và thừa nhận trực tiếp,
công khai về một quan điểm của một nhóm xã hội nhất định trong mọi
đánh giá những biến cố xảy ra.”
Quyển sách Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩ kinh nghiệm phê phán được viết
ra trong thời gian Lênin nghiên cứu vài tháng ở British Museum vào tháng
5 năm 1908, trực tiếp công kích lý luận của Bogdanov và những người
khác trong phong trào Dân chủ Xã hội. Mục tiêu của Lênin không phải để
giải quyết đơn giản những vấn đề lý luận mà nhằm một thực tiễn chính trị
triệt để đả phá những người đồng chí đi ngược với quan điểm cách mạng
của ông. Lênin bộc lộ phản ứng rõ rệt khi viết:"Chắc chắn là những người
mácxít bình thường chúng ta không được đào tạo về triết học, song tại sao
người ta lại mạ lỵ chúng ta bằng mớ lý luận trình bày trước mắt chúng ta
như triết học của chủ nghĩa Mác.”
Lênin cũng khẳng định quan điểm về tính đảng khi viện dẫn: "Marx và
Engels là những người mang tính đảng trong triết học từ đầu đến cuối, có
thể phát hiện ra những sai lạc đối với chủ nghĩa duy vật và sự đầu hàng
trước chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa tín ngưỡng của mọi trào lưu cận đại.”
Theo ông, "triết học cận đại cũng mang tính đảng như triết học hai ngàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.