PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 30

năm về trước.” Điều đó có nghĩa là từ thời cổ đại đến nay, triết học phân
chia làm hai chiến tuyến rõ rệt: chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật.
Không có con đường nào khác. Lênin viết tiếp: "Khi đi theo con đường của
lý luận Mác, chúng ta tiến gần đến chân lý khách quan... song nếu đi theo
bất kỳ con đường nào khác, chúng ta chẳng đi tới đâu ngoại trừ sự lầm lạc
và dối trá.”
Lênin đã viện dẫn J. Dietzgen: "Bây giờ để có thể theo con đường chân lý,
không bị lầm lạc với những điều tầm xào của triết học và tôn giáo, thiết yếu
cần phải nghiên cứu con đường sai lạc nhất trong những con đường sai lạc
(der Holzweg der Holzwege), đó là triết học.” Điều này có ý nghĩa gì? Triết
học là công cụ của đấu tranh giai cấp. Cho nên Lênin cũng dẫn một ý tưởng
khác của Dietzgen: "Triết học không phải là khoa học, nhưng là một
phương tiện phòng vệ chống lại khuynh hướng Dân chủ xã hội.” Và chính
Lênin đi tới nhận định: "Những kẻ không có tính đảng trong triết học thì
cũng xuẩn động như trong chính trị.”
Thế nên, về mặt chính trị, Lênin khẳng định quyết liệt chỉ có một chọn lựa
giữa hệ tư tưởng tư sản và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, không có hệ tư
tưởng thứ ba. Nói theo ngôn ngữ triết học, chỉ có nhất nguyên, không có đa
nguyên. Triết học trong chủ nghĩa Lênin về cơ bản là chính trị. Có thể nói
chính trị là một thực tiễn của triết học và triết học đó là chủ nghĩa duy vật
Lênin đưa ra một định nghĩa về bản chất của chủ nghĩa duy vật, phù hợp
với quan niệm của Engels trong những tác phẩm Chống Duhring và Phép
biện chứng của tự nhiên:
"Chủ nghĩa duy vật hoàn toàn nhất trí với khoa học tự nhiên là vật chất có
trước và ý thức, tư duy, cảm xúc có sau.”
Khởi từ một quan niệm như vậy, Lênin cũng xác định:
"Vật chất là một phạm trù triết học xác định thực tại khách quan mà con
người có thể nhận biết nhờ những cảm giác của mình, thực tại ấy được ghi
nhận, chụp lại và phản ánh qua những cảm giác của chúng ta, trong khi nó
hiện hữu độc lập với những cảm giác này.”
Lý luận cơ bản trong triết học duy vật của Lênin là thuyết phản ánh: "Sự
vật tồn tại ở ngoài chúng ta. Tri giác và tư tưởng của chúng ta là những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.