và sách lược nhằm sửa soạn thực hiện cuộc cách mạng này. Cơ sở của
cương lĩnh cách mạng đã được phác họa trong Bút ký triết học qua ba mặt
của vấn đề duy vật biện chứng:
a. Bản chất của biện chứng là một lý luận của sự phát triển thế giới vật
chất, trong những hình thức khái quát nhất.
b. Sự thống nhất giữa biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc trong chủ
nghĩa Mác.
c. Ý nghĩa của biện chứng duy vật là cơ sở lý luận cho mọi hoạt động thực
tiễn của quần chúng.
Khi mô tả bản chất của phép biện chứng duy vật, Lênin đã khái quát thành
một nguyên lý: "Phép biện chứng có thể được định nghĩa như một học
thuyết về sự thống nhất những mặt đối lập.”
Những phạm trù cơ bản đối lập gồm ba nhóm:
1. Phép biện chứng khách quan về tự vận động nội tại của vật chất;
2. Phép biện chứng về tác động qua lại giữa những sự vật và hiện tượng;
3. Phép biện chứng chủ quan, nghĩa là quá trình trong đó thế giới vật chất
được phản ánh trong ý thức của con người.
Lênin đã phát biểu quy luật về sự nhẩy vọt biện chứng khi xác định: "Cái gì
phân biệt quá độ biện chứng với quá độ phi biện chứng? Sự nhẩy vọt. Sự
mâu thuẫn. Sự gián đoạn cái tăng dần. Thống nhất giữa hữu và vô hữu.”
(trong Bàn về Vấn Đề Biện Chứng). Quy luật đó được xác định như một
quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa những mặt đối lập. Về mặt
chính trị, nó biểu hiện sự tồn tại của cái cũ bên cạnh cái mới trong mối
quan hệ qua lại nhất định, cho nên trong bài viết Bàn về khẩu hiệu hô hào
liên hợp các nước châu Âu (1915), Lênin đã đi đến nhận định về khả năng
của chủ nghĩa xã hội thắng lợi trước hết trong một nước, sách lược chung
của chủ nghĩa xã hội thế giới trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa cộng sản, về một chính sách thi đua kinh tế hòa bình giữa hai hệ
thống tư bản và xã hội chủ nghĩa, cũng như sự chung sống hoà bình giữa
những nước khác nhau về chế độ chính trị, xã hội.
Ở một chỗ khác, ông định nghĩa gọn hơn: "Phép biện chứng là lý luận nhận
thức (của Hegel) và chủ nghĩa Mác.”