đại là chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Hiện sinh chính là vấn đề tha hóa, dầu
nhìn dưới nhiều góc cạnh khác biệt.
Về điểm thứ hai, ta nên chú trọng đến những thảo luận sau đây:
1. Giới triết học Liên Xô dưới sự chi phối của thời đại Stalin đã chấp nhận
quan điểm "tha hóa" của Marx và Engels trong Tuyên ngôn của đảng Cộng
sản, coi như một quan điểm thuần túy duy tâm.
2. Khái niệm "tha hóa" gắn liền với một nhãn quan "khoa học" để giải
thích chủ nghĩa Mác.
3. Chấp nhận khái niệm "tha hóa" như một quan niệm triết lý xã hội trong
lý luận về lao động và xã hội dẫn đến vấn nạn về sự tồn tại của vận động
này trong xã hội XHCN. Do đó những tranh luận sôi nổi về vấn đề "hiện
tượng tha hóa có còn tồn tại trong những xã hội tiến lên chủ nghĩa CS",
cũng như một khái niệm đối lập "giải trừ tha hóa" được đề ra.
Những nghiên cứu về vấn đề tha hóa đều chú trọng đến những tác phẩm
thời trẻ của Marx, như nhận định của Erich Thier: "Marx thời trẻ là một
khám phá của thời đại chúng ta" (trong Das Menschenbild des Jungen
Marx, 1957). Hai quan điểm đối lập chính trong những nghiên cứu vấn đề
có xu hướng dẫn giải về mặt tâm lý hoặc về mặt xã hội.
Những tác giả đứng trên quan điểm tâm lý đã khảo sát vấn đề tha hoá của
Marx đối chiếu với những lý luận phân tâm học và tâm bệnh học, hoặc đi
từ lý luận tha hóa của Marx đến những hệ luận đạo đức. Những tác giả
đứng trên quan điểm xã hội đã liên kết vấn đề tha hóa của Marx với những
hệ luận xã hội (những lý tưởng xã hội phân biệt với thực tại xã hội).
Tựu trung khởi sự vấn đề có thể từ tha hóa là một khái niệm tâm lý xã hội
(cá nhân), hoặc tha hóa là một khái niệm triết lý xã hội (tập thể xã hội).
Những phát triển lý luận về tha hóa có thể dẫn vấn đề đi khá xa, chẳng hạn
Kostas Axelos trong Marx, Penseur de la Technique: De l Aliénation de l
Homme à la Conquête du Monde và Istvan Meszaros trong Marx s Theory