PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 71

xuất nhất định sẽ có một kiến trúc thượng tầng nhất định về những quan hệ
xã hội, đó là ý nghĩa của chủ nghĩa kinh tế kinh tế.
Tuy nhiên, vai trò nhân tố kinh tế cũng được xác định như trong thư của
Engels gửi Joseph Bloch (21 tháng 9 năm 1890): Theo quan niệm duy vật
lịch sử, yếu tố quyết định tột cùng trong lịch sử là sản xuất và tái sản xuất
của đời sống thực. Cả Marx lẫn tôi đều không xác quyết gì khác ngoài điều
này. Vì thế nếu có ai bóp méo điều này bằng cách nói nhân tố kinh tế là
nhân tố xác định duy nhất, người đó đã biến đổi mệnh đề này thành một
câu nói vô nghĩa, trừu tượng, vô lý. Hoàn cảnh kinh tế là cơ sở, song những
thành phần khác nhau của kiến trúc thượng tầng - những hình thái chính trị
của đấu tranh giai cấp và những hậu quả tai hại của nó, những hiến chế rút
ra từ giai cấp thắng lợi sau cuộc chiến thành công v. v. . những hình thái
pháp chế, và ngay cả những phản ánh của mọi cuộc đấu tranh thực sự trong
tinh thần của những người tham gia, những lý luận chính trị, pháp luật, triết
lý, những quan điểm tôn giáo và những phát triển về sau thành những hệ
thống giáo điều - cũng gây ảnh hưởng trong cuộc đấu tranh lịch sử và trong
nhiều trường hợp xác định hình thái của chúng một cách đặc biệt. . . Chúng
ta làm ra lịch sử, song trước hết, dưới những điều kiện và giả thiết nhất
định, trong đó những điều kiện, giả thiết kinh tế có tính cách quyết định tối
hậu.
Trong những tranh luận hiện đại, như Alvin Gouldner (The Two
Marxisms
, 1980) với Norman Levine (The Tragic Deception: Marx contra
Engels
, 1975) chỉ ra sự phân biệt chủ nghĩa tất định riêng phần với chủ
nghĩa tất định phổ quát.
Xét trên quan điểm tất định riêng phần, Marx phát hiện những quy luật sắt
của kinh tế tư bản chủ nghĩa, điều đó có nghĩa là một xã hội nào tiến lên
kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng phải kinh qua những khủng hoảng của
phương thức sản xuất này, bao gồm những bóc lột, tất yếu dẫn đến cách
mạng.
Xét trên quan điểm tất định phổ quát, Marx phát hiện những quy luật của
chủ nghĩa duy vật lịch sử xã hội loài người nói chung. Trong đoạn dẫn trên
từ Misère de laphilosophie, Marx đã đưa ra nhân tố kinh tế - kỹ thuật xác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.