của những phong trào công nhân và trào lưu xã hội chủ nghĩa, do đó những
bản viết của Marx cũng có tác động hai mặt đối với thực tiễn.
Những yêu cầu thực tiễn đã thúc đẩy Marx đi vào con đường phê phán triệt
để, với một giọng vẫn đầy chất lửa gây hấn. Những tác phẩm của Marx đều
khởi từ cơ sở phê phán, cho nên ngay từ những tác phẩm thời trẻ như Phê
Phán Triết Học về Quyền của Hegel; Phê Phán Triết Học về Nhà Nước của
Hegel (1843) đến những tác phẩm thời trưởng thành, cơ bản là tập Tư Bản
cũng mang một tiêu đề phụ là Phê Phán Kinh Tế Chính Trị (1867). Chính
qua tính phê phán này, có những học giả phân biệt “chủ nghĩa Mác phê
phán” với “chủ nghĩa Mác khoa học.”
Sự phân biệt này không chỉ thuần túy dựa vào những vấn đề của Marx, còn
chỉ ra tư tưởng Marx biến chuyển một cách cơ bản. Cũng trong chiều
hướng đó, người ta còn phân biệt Marx thời trẻ và Marx thời già, sự phân
biệt này cũng không chỉ nêu ra tiến trình của tư tưởng Marx mà còn phân
biệt triệt để như trường hợp nhà mác-xit Pháp L. Althusser khi ông quan
niệm “có một sự đoạn tuyệt nhận thức luận” trong học thuyết Mác. Điều
này có nghĩa là tư tưởng Marx thời trưởng thành đã đoạn tuyệt với tư tưởng
thời trẻ, rũ bỏ hẳn những tàn dư của chủ nghĩa duy tâm. Lập trường này còn
đối lập một Marx/nhà lý luận khoa học với một hình ảnh Marx của chủ
nghĩa nhân đạo như một số học giả khác quan niệm.
Thật sự, những lý giải khác nhau về học thuyết Mác cũng phân định ba lập
trường:
1. Những người quan niệm tư tưởng Marx thời trẻ mới thực sự quan
trọng vì nó mang tính nhân đạo và thuần tuý của Marx.
2. Những người quan niệm tư tưởng Marx thời già mới tiêu biểu cho
chủ nghĩa Cộng sản vì nó dựa trên cơ sở kinh tế chính trị học, như Louis
Althusser cho rằng Marx đã khám phá ra một lý luận về lịch sử, tức chủ
nghĩa Duy vật lịch sử - đó là bước đầu đoạn tuyệt triết học ý thức hệ - để
xây dựng một triết học mới, tức chủ nghĩa Duy vật biện chứng.
3. Những người quan niệm tư tưởng Mác thống nhất và xuyên suốt giai
đoạn trẻ đến lúc trưởng thành, như vậy chỉ có một học thuyết Mác. Nếu chỉ
có sự khác biệt giữa những tác phẩm thời già với thời trẻ chỉ là sự sử dụng