Đặng Phùng Quân
Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít
Chương 6
Khái niệm vật hóa (Verdinglichung) đã được nói đến trong chương 3 khi
bàn về lý luận tha hóa. Nó xuất phát từ quan niệm về hiện tượng sùng bái
hàng hóa - như Marx đã chỉ ra trong chương đầu của bộ Tư bản. Tuy tính
cách phóng thể của lao động bao hàm khái niệm vật hóa nhưng phải đợi tới
khi Georg Lukács phát hiện từ bài học rút ra trong tác phẩm vừa dẫn của
Marx, nó trở thành cơ sở cho cái gọi là chủ nghĩa Mác phương Tây. Khái
niệm này được đưa vào chủ nghĩa Mác thông qua tác phẩm đánh dấu sự
chuyển biến của chủ nghĩa Mác trong thế kỷ hai mươi cũng như trong
chính hành trạng tư tưởng của Lukács: Lịch sử và Ý thức giai cấp
(Geschichte und Klassenbewusstsein).
Sau khi Marx và Engels mất, lịch sử tư tưởng của chủ nghĩa Mác thực
sự chỉ tiếp nối từ Lukács, mặc dù đó là một bi kịch vì chính tác giả tác
phẩm kể trên đã phủ nhận nó dưới một hình thức (lần đầu tiên xuất hiện
trong hành trạng lý luận của nhân lọai) - đó là hình thức tự phê qua những
áp lực chính trị. Tuy nhiên, cũng như số phận của bất kỳ hình thức sáng tạo
nào của con người, tác phẩm vẫn có giá trị tự thân của nó. Đó cũng là ý
nghĩa câu nói bất hủ của Galilée: E pur, si muove áp dụng cho bất kỳ sự vật
hiện hữu, thể tính hay tinh thần.
Lịch sử và Ý thức giai cấp (GuK) là một tập hợp những bài viết sau khi
Lukács gia nhập đảng Cộng sản vào tháng chạp năm 1918, như Chủ nghĩa
Mác chính thống là gì ?(1919), Rosa Luxemburg với tư cách một người
Mácxít (1921), Ý thức giai cấp (1920), Vật hóa và Ý thức của giai cấp vô
sản, Chức năng biến đổi của chủ nghĩa duy vật lịch sử (1919), Hợp pháp và
bất hợp pháp (1920), Những nhận định phê phán tác phẩm �Phê phán
Cách mạng Nga của Rosa Luxemburg (1922), Luận bàn về vấn đề tổ chức
(1922) và hai bài tựa . Trong bài tựa lần đầu (1922) khi xuất bản GuK,
Lukács xác định mục tiêu của cuốn sách là thúc đẩy cuộc thảo luận về
những điểm nào mà những phạm trù của Hegel chứng tỏ nhất định đối với