PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 96

Hegel:”Lịch sử và Ý thức giai cấp” tiêu biểu cho ý đồ triệt để trong việc
phục hoạt cách mạng của Marx thông qua việc phục sinh và triển khai biện
chứng và phương pháp luận của Hegel (GuK bedeutet den damals vielleicht
radikalsten Versuch, das Revolutionare an Marx durch Erneuerung und
Weiterfuhrung der Hegelschen Dialektik und seiner Methode wieder aktuell
zu machen). Như vậy là sau gần nửa thế kỷ, Lukács vẫn bảo lưu xu hướng
Hegel ban đầu. Ông viết:
“Điều quan trọng là sự tha hóa của con người là một vấn đề cốt cán của
thời đại chúng ta và được cả hai phe tư tưởng tư sản cũng như vô sản, cánh
tả cũng như cánh hữu nhận rõ…Không còn ngờ vực gì nữa là vấn đề của
Hegel và Marx này đã được một người cộng sản đặt lại đã khiến cho quyển
sách có ảnh hưởng tác động ngoài những giới hạn của đảng…Trước hết là
cái cơ sở triết lý tột cùng của nó là xây dựng chủ thể-khách thể thống nhất
tự diễn ra trong quá trình lịch sử. Hiển nhiên là ở nơi Hegel, nó bắt nguồn
từ hình thái luận lý triết học khi giai đoạn cao nhất của tinh thần tuyệt đối
đạt tới trong triết học thông qua việc thủ triệt tha hóa với việc trở về với
chính tự thức để thực hiện thống nhất chủ thể-khách thể. Trái lại trong
GuK, quá trình này có tính xã hội-lịch sử và đạt tới cao điểm khi giai cấp
vô sản thể hiện được giai đoạn này trong ý thức giai cấp - chuyển biến
thành chủ thể-khách thể thống nhất trong lịch sử.”
Trong khi tự đặt mình cách biệt với những tác phẩm thời trẻ như GuK
này (nhất là sau khi đã tự phê nhiều lần), Lukács xác định mối quan hệ giữa
việc nghiên cứu Hegel thông qua dự phóng công trình nghiên cứu kinh tế
và biện chứng dẫn đến việc nghiên cứu một khoa hữu thể luận về bản thể
xã hội - đó là kết quả của một tác phẩm di cảo chưa hoàn tất vào cuối đời
Zur Ontologie des gesellschaftlichen Seins.
Trường hợp Lukács (sinh năm 1885 tại Budapest, Hung) là một trường
hợp đặc biệt, trước khi trở thành một người mác-xít, đã có một quá trình
hình thành trí thức chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hoá Đức qua nhiều
nguồn tư tưởng như Khoa học tinh thần/Geisteswissenschaft nơi Wilhelm
Dilthey, lý luận xã hội học của Max Weber hay Georg Simmel, quan điểm
triết học của Heinrich Rickert, Wilhelm Windelband, Emil Lask. Trong giai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.