PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 98

aber weder gesellschaftlich noch begrifflich mit ihr identisch), nhưng hai từ
này được bàn đến hầu như đồng nghĩa khi ông xác định là vấn đề tha hóa
lần đầu tiên kể từ Marx đã được coi như vấn đề then chốt đối với việc phê
phán có tính cách mạng về chủ nghĩa tư bản và có căn nguyên lý luận cũng
như phương pháp rút từ biện chứng của Hegel. Ông cũng nhận xét là mấy
năm sau khi tác phẩm Sein und Zeit (Hữu thể và Thời tính) của Heidegger
xuất bản vào năm 1927 thì vấn đề này trở thành trung tâm của những tranh
luận triết lý. Khi chỉ ra vị thế của tha hóa trong khung cảnh hiện đại,
Lukács muốn nhắc đến việc đặt lại vấn đề do Lucien Goldmann nêu ra ảnh
hưởng của GuK đối với Heidegger (Goldmann dẫn hai đoạn trong SuZ đề
cập đến vật hóa của ý thức’: “Tình trạng sự vật hàm ngụ trong vật hóa như
vậy phải có nguyên ủy hữu thể luận được chứng thực cho người ta có thể
hiểu một cách tích cực bởi hữu thể không bị vật hóa của chủ thể, hồn, ý
thức, tinh thần, con người.” Và một đoạn khác cuối sách:”Chúng ta đã biết
từ lâu là hữu thể luận cổ điển bàn đến “những khái niệm vật hóa” và mối
hiểm nguy của “ý thức vật hóa”). Nhưng vật hóa mang ý nghĩa gì ? Nó phát
xuất từ đâu ? Thực ra khái niệm “vật hóa của ý thức”(Verdinglichung des
Bewusstsein) đã là vấn đề được nói tới trong triết học của Emil Lask (người
có ảnh hưởng đến cả Lukács và Heidegger) khi Lask nói tới mối đe dọa của
vật hóa bắt nguồn từ chủ nghĩa tự nhiên của thế kỷ 19. Từ ngữ “vật hóa”
cũng được Max Weber dùng trong tác phẩm Kinh tế và Xã hội (Wirtschaft
und Gesellschaft) khi nói đến những khái niệm bị vật hóa. Khái niệm vật
hóa như Jacques Lacan chỉ ra là mối quan tâm của thời đại trong Hội luận
(Le Séminaire, livre VII, L éthique de la psychanalyse, 1959-60).
Trong GuK, tiểu luận Vật hóa và Ý thức của giai cấp vô sản (Die
Verdinglichung und das Bewusstsein des Proletariats) chiếm một phần ba
sách ghi một dấu mốc quan trọng trong lý luận mác-xít vì:
Vấn đề vật hóa trở thành một chủ đề đặc sắc của chủ nghĩa Mác trong thế
kỷ hai mươi, phân biệt “chủ nghĩa Mác phương tây” với “chủ nghĩa Mác-
Lênin” .
Quan niệm tự nhiên là một phạm trù xã hội và chỉ có một phương pháp
biện chứng lịch sử khả hữu, trái với quan niệm của Engels áp dụng vào tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.