đoạn này (1909-1920), ông đã viết Lịch sử phát triển kịch hiện đại (A
modern dráma fejlódésének torténete, tiếng Hung), Những nhận định về lý
luận lịch sử văn học (Megjegyzések az irodalomtorténet elméletéhez, tiếng
Hung), Tâm hồn và hình thái (A lélek és a formák, tiếng Hung), Lý luận về
tiểu thuyết (Die Theorie des Romans, tiếng Đức).
Trong bài tựa 1967 GuK, chính Lukács nhìn nhận ở giai đoạn này ông
đọc Marx như một nhà xã hội học qua lăng kính Simmel và Max Weber.
Cho nên không thể phủ nhận ảnh hưởng của Weber và Simmel (nhất là với
tác phẩm Triết lý về tiền/Philosophie des Geldes) trong lý luận vật hóa của
Lukács - những khái niệm như “hợp lý hóa”, “khách thể hóa đời
sống”(Versachlichung des Lebens), “vật hóa”, lượng lấn át phẩm, phương
pháp khoa học mất dần mối quan hệ mật thiết với con người và ngày trở
nên khách quan và phi nhân. Sự kết hợp của quá trình đào tạo tri thức và
con đường dẫn đến chủ nghĩa Mác đã hình thành một lý luận khá phức tạp
trong GuK, và đó cũng là lý do tại sao phải đặt vấn đề lý luận về vật hóa:
Có khác biệt nào giữa tha hóa, vật hóa, ngụy thức và bái vật hóa ? Vật hóa
có phải là một vấn đề nhận thức của thời quá độ sau chủ nghĩa Mác ?
Vật hóa và ý thức vật hóa trong khung cảnh tư tưởng của giai đoạn chuyển
tiếp đầu thế kỷ hai mươi diễn ra sao ?
Ý thức giai cấp về mặt lý luận và thực tiễn là gì ? Tại sao lại gắn liền với
vấn đề vật hóa ?
Như đã nói đến ở chương 3, không có một định nghĩa nhất định về
những khái niệm tha hóa, vật hóa và ngụy thức. Trong GuK, Lukács dẫn
một đoạn trong Tư bản tập 1 về “sự huyền bí của hình thái hàng hóa” để chỉ
ra là Marx đã miêu tả hiện tượng cơ bản của vật hóa. Trong chính văn của
Marx, từ ngữ “vật hóa” chỉ được nói tới một lần trong Tư bản tập 3: “sự
huyền bí hóa của phương thức sản xuất tư bản, sự vật hóa của những quan
hệ xã hội” (die Mystifikation der kapitalistischen Produktionsweise, die
Verdinglichung der gesellschaftlichen Verhaeltnisse). Trong lời tựa 1967,
Lukács ghi nhận là hiện tượng vật hóa quan hệ mật thiết với hiện tượng tha
hóa, tuy nhiên về mặt xã hội cũng như khái niệm không đồng nhất (Dass
auch das Phanomen der Verdinglichung, der Entfremdung nahe verwandt,