tranh cãi kiểu như thế không gây tổn hại đặc biệt. Vấn đề là những diễn
biến định kiến kiểu như vậy có thể ảnh hưởng tới việc chúng ta trải nghiệm
các khía cạnh khác của thế giới ra sao. Trong thực tế, chúng là nguyên nhân
chính gây ra sự leo thang trong hầu hết mọi cuộc xung đột, cho dù đó là
giữa Israel - Palestin, My - Irắc, Sécbi - Croatia, hoặc Ấn độ - Pakistan.
Trong các thí nghiệm của chúng tôi, việc nếm thử bia mà không biết gì
về giấm thơm, hoặc biết về giấm thơm sau khi đã thử bia, cho phép người
tham gia cảm nhận được hương vị thật. Phương pháp tương tự cũng nên
được sử dụng để giải quyết các tranh cãi : Quan điểm của mỗi bên được
trình bày mà không đưa ra quyết định cuối cùng là mình thuộc phe nào.
Loại điều kiện “mù” này có thể giúp chúng ta nhận ra sự thật tốt hơn.
Loại bỏ các định kiến và tri thức có từ trước là điều không thể, nhưng
ít nhất cũng nên thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều có thành kiến. Nếu
chúng ta thừa nhận là bị mắc kẹt trong chính cách nhìn nhận của mình, làm
che giấu một phần sự thật, có thể chúng ta sẽ chấp nhận ý kiến trung lập
của bên thứ ba. Tất nhiên, chấp nhận lời của bên thứ ba không dễ và không
phải lúc nào cũng có thể; nhưng khi có thể, nó sẽ tạo ra những lợi ích to
lớn. Vì lý do đó, chúng ta phải tiếp tục cố gắng.