của bạn có thể giải thích cho bạn về phân tích chi phí-lợi nhuận giúp cô ấy
quyết định mua một chiếc laptop mới không? Tất nhiên là có. Nhưng liệu
người bạn đó có chia sẻ với bạn phân tích chi phí-lợi nhuận về quyết định
của cô ấy sẽ ăn cắp chiếc laptop không? Tất nhiên là không - trừ khi cô ấy
là một kẻ ăn cắp chuyên nghiệp. Thay vào đó, tôi đồng ý với những người
nói rằng tính trung thực là một cái gì đó lớn lao hơn mọi đức tính ở hầu hết
các xã hội.
Sigmund Freud giải thích theo cách sau. Ông nói rằng vì chúng ta lớn
lên trong xã hội, nên chúng ta tiếp thu những phẩm chất xã hội. Sự tiếp thu
này dẫn đến sự phát triển của cái siêu ta. Nói chung, cái siêu ta hài lòng khi
chúng ta tuân theo đạo đức của xã hội và không hạnh phúc khi chúng ta
không tuân theo. Đó là lý do tại sao chúng ta dừng xe trước đèn đó vào lúc
4 giờ sáng mặc dù biết rằng trên đường lúc đó không có ai. Và đó là lý do
tại sao chúng ta có được một cảm giác ấm áp khi chúng ta trả lại một chiếc
ví bị đánh mất cho người chủ của nó, ngay cả khi chúng ta biết là danh tính
của mình sẽ không bao giờ được công bố. Những hành động như vậy kich
thích não bộ khiến chúng ta cảm thấy hài lòng.
Nhưng nếu lòng trung thực thật sự quan trọng, khiến chúng ta cảm
thấy thoải mái, thì tại sao chúng ta thường xuyên không trung thực?
Theo quan điểm của tôi, chúng ta quan tâm đến sự trung thực và
chúng ta muốn trung thực. Vấn đề là cái máy kiểm soát sự trung thực bên
trong mỗi chúng ta chỉ hoạt động khi xem xét đến những hành vi vi phạm
lớn. Đối với những hành vi vi phạm nhỏ (như lấy trộm một hoặc hai chiếc
bút), chúng ta thậm chí còn không xem xét xem những hành động này sẽ
phản ánh mức độ trung thực của ta như thế nào và vì vậy cái siêu tôi của
chúng ta không hoạt động.
Nếu không được cái siêu tôi giúp đỡ, kiểm soát và điều khiển hành vi,
thì biện pháp duy nhất để bảo vệ chúng ta khỏi loại vi phạm này là phân
tích chi phí-lợi nhuận hợp lý. Nhưng liệu có ai chủ động cân đo giữa lợi ích
của việc lấy trộm chiếc khăn tắm từ một phòng khách sạn và chi phí là bị
bắt không? Ai sẽ xem xét chi phí-lợi nhuận của việc chỉ khai một phần thu
nhập vào tờ khai thuế? Như chúng ta thấy trong thí nghiệm ở trường