như tiền xu giả. Liệu nó có giúp chúng ta hiểu rõ về quá trình gian lận
không? Chúng tôi không chắc chắn nhưng vẫn quyết định làm thí nghiệm.
Khi gặp các sinh viên ở trong quán cà phê tự phục vụ của MIT, chúng
tôi hỏi họ có muốn tham gia vào một thí nghiệm kéo dài 5 phút không. Tất
cả nhưng gì họ phải làm là giải 20 bài toán đơn giản (tìm hai số có tổng
bằng 10). Sau đó, họ sẽ nhận được 50 xu cho mọi câu trả lời đúng.
Thí nghiệm được tiến hành như nhau trong tất cả các trường hợp
nhưng kết thúc bằng một trong ba cách khác nhau. Đối với nhóm đầu tiên,
sau khi hoàn thành bài kiểm tra, họ sẽ nộp bài cho giám thị, người sẽ đếm
số câu trả lời đúng và thưởng cho họ 50 xu cho mọi câu trả lời đúng. Nhóm
thứ hai được xé bài làm và thông báo cho giám thị số điểm của họ để để đổi
lấy tiền thưởng.
Nhóm thứ ba được yêu cầu khác đi một chút. Cũng như hai nhóm
trước, sau khi làm bài xong, họ có thể xé bài của mình và nói với giám thị
số câu trả lời đúng. Nhưng lần này, giám thị sẽ không thưởng tiền cho họ
mà chỉ thưởng một đồng xu tượng trưng cho mọi câu trả lời đúng. Sau đó,
những sinh viên sẽ đi bộ khoảng 12 phút đến gặp một người tổ chức thí
nghiệm khác để đổi mỗi một đồng xu tượng trưng lấy 50 xu thật.
Liệu việc đưa một đồng tiền tượng trưng vào giao dịch - một loại tiền
không có giá tri, phi tiền tệ - có ảnh hưởng đến tính trung thực của các sinh
viên hay không? Liệu đồng tiền tượng trưng có khiến các sinh viên nhận
tiền kém trung thực hơn các sinh viên được thưởng bằng tiền thật khi tính
số câu trả lời đúng không? Nếu như vậy, mức chênh lệch sẽ là bao nhiêu
phần trăm?
Chúng tôi rất ngạc nhiên trước kết quả : Nhóm thứ nhất (những người
không có bất kỳ một cơ hội nào để gian lận) trung bình giải đúng được
3,5/20 câu hỏi.
Nhóm thứ hai (những người được xé bài làm), thông báo họ đã trả lời
đúng trung bình 6,2/20 câu hỏi (có thể 2,7 câu hỏi họ khai báo là gian lận).
Nhưng xét về mức độ gian lận lộ liễu, thì những người nằm trong
nhóm thứ ba chiếm vị trí thứ nhất. Họ không thông minh hơn những người