đám cưới được tổ chức theo nghi thức đời sống mới, có kẹo bánh, chè Tầu,
thuốc lá cuốn, văn nghệ hát hò rôm rả. Thương về làm dâu nhà ông Cành ở
làng Xuân Giao.
Công việc nhà chông từ băm bèo nấu cám, thổi cơm nấu nước, cắt cỏ bón
phân ngoài đồng, Thương làm, không để nhà chồng chê trách. Điều mà vợ
chồng ông Cành phàn nàn là Thương ít điều lời, không cởi mở trò chuyện
với người trong nhà. Đôi ba lần ông để ý thấy Thương sang chơi nhà bà
Chánh Huyện nên đã khuyên giải, chẳng nên gần gũi với gia đình địa chủ
bóc lột. Vậy mà, buổi tối khi làm xong việc nhà, Thương vẫn đến chơi nhà
bà Chánh mong vơi đi nỗi buồn của người phụ nữ không tìm thấy hạnh
phúc trong hôn nhân gia đình.
Đến nhà gặp bà Chánh, cô lễ độ chào hỏi và thưa rằng mình là bạn học cũ
cùng lớp với anh An nên cũng gọi Hòa là chú. Và rằng, Thương chỉ ở lứa
tuổi con, tuổi cháu, xin đừng bao giờ bà Chánh chào mình là “bà nông
đâu”. Bởi vậy hố xa lạ ngăn cách giữa hai người dần dần được thu hẹp. Bà
Chánh Huyện cho Thương xem tờ bưu thiếp của Hòa gửi về. Thương mừng
rỡ như nhận được món quà, chăm chú dán mắt vào lá thiếp.
Đọc xong, Thương xúc động nói, chú Hòa và anh An vào Nam, được tiếp
tục đến trường là may mắn lắm. Im lặng được một lúc, ánh mắt Thương
rưng rưng buồn bã, giọng nói như lạc vào chốn xa xôi, nhờ bà Chánh khi
biên thiếp cho chú Hòa, nhờ nhắn với An rằng mình đã lập gia đình. Cô
nghẹn ngào, khóc nức nở.
Thế rồi, sự việc không ngờ đã đến với Thương. Cái ngày cô Nhiễu, em gái
của Hòa phải rời làng Xuân Giao đi ở cho người em họ giàu có ở Hà Nội,
Thương đưa chân đến đầu làng . Tình cờ Cội bắt gặp, anh hỏi:
- Thân thiết với con cái địa chủ đến thế kia à!
- Thân hay sơ thì ảnh hưởng gì đến anh?