Hòa không phải là người thờ ơ lãnh đạm, chú coi trọng cuộc sống gia đình,
yêu quý vợ con. Hai đứa con gái là cục cưng của Hòa. Chiều về nhà, khi thì
chú kiệu đứa con gái lớn trên vai, bố con reo vui, gian nhà đầy ắp tiếng
cười. Khi thì chú quỳ gối, chống tay giữa nhà làm thân con bò, con ngựa
cho con bé túm đầu, cứ nhong nhong trên lưng, cười như nắc nẻ. Được
chiều theo ý thích con trẻ là niềm vui của người cha, bắt nguồn từ niềm vui
của con, từ những sinh hoạt bình dị, êm ấm trong gia đình. Hai đứa con
được chú cưng chiều, thường nhõng nhẽo nũng nịu, chúng xị mặt đòi bố
mua đồ chơi, giày dép, áo quần và bám riết bố trong những lần cả nhà cùng
đi chơi dã ngoại.
Với vợ, Hòa có cả yêu thương và nín nhịn. Điều mà Hòa không đồng điệu
với vợ là những ham thích cá nhân. Ham thích là một phần đời sống con
người. Nga không phản đối việc làm nơi công sở của chồng nhưng không
đồng cảm với Hòa ham đọc sách, ham viết lách và ít chăm sóc đến những
ham muốn riêng tư của Nga.
Buổi tối, Nga hỏi, không bằng lòng:
- Làm công sở nhàn hạ lắm phải không? Sao mà còn viết lách suốt đêm.
- Anh muốn ghi chép công việc chuyên môn làm tài liệu.
- Khuya rồi đi ngủ thôi anh.
Nhiều lần Nga nhắc Hòa đi ngủ như một điệp khúc. Lời nhắc nhở ấy có cả
trông chờ khao khát của người vợ trẻ. Hòa vẫn cặm cụi đọc, viết. Em thở
dài tắt phụt ngọn đèn ngủ. Buổi sáng thức dậy, mặt Nga nặng nề, vẻ giận
dỗi không nói cười. Hòa vô tình không hiểu và không tìm ra lí do xác đáng
của sự giận hờn. Lần khác Nga dè bỉu:
- Chăm chỉ viết lách như thế được mấy đồng tiền.
- Ham thích riêng của anh, nào phải chỉ để kiếm tiền.
- Chỉ có kẻ khờ dại mới tốn công vô ích.
Sao vợ lại bạo mồm đến thế. Mấy chữ “kẻ khờ dại” làm Hòa bực dọc như