loại máy bay Mỹ rải xuống.
Băn khoăn về những người thân ở miền Bắc thường trực trong lòng Hòa và
An. Không ai bảo ai, cả hai né tránh nói đến những con số thống kê chết
chóc của thường dân miền Bắc, họ là những người lương thiện vô tội bị
máy bay Mỹ đánh bom sát hại. Hòa mấy lần thở dài, mặt nhăn nhó, câu
chuyện của hai chú cháu chốc chốc lại gián đoạn. Vẩn vơ trong suy tư,
không ai dám phán đoán thân nhân của mình ở đất Bắc rất có thể là nạn
nhân của bom đạn B52. Họ chỉ cầu mong bom đạn đừng bao giờ trút lên
đầu thân nhân của mình.
An không kể về giấc mơ khủng khiếp của mình cho chú Hòa biết. Đêm ấy,
anh mơ thấy trên trời, đàn máy bay nhào lộn, tiếng rú rít đến lọng óc, nó
trút ra hàng chùn bom đen kịt, vùn vụt lao xuống mặt đất. Tiếng bom rung
chuyển. Chao ôi! Thằng Pha, đúng là thằng Pha em ruột anh, bị mảnh bom
găm vào đầu vào thân xác, máu đỏ đầm đìa. Bên nó bao nhiêu là xác chết
không toàn thây. Thảm thương quá, Pha chết mắt mở trừng trừng nhìn An
như cầu cứu, như vĩnh biệt. Nó chết không người vuốt mắt.
An giật mình choàng dậy, tim đập loạn nhịp, mồ hôi toát ra đầm đìa. Anh
đến ban thờ thắp nén hương, khấn nguyện cho bố mẹ, cho thằng Pha cùng
mấy đứa em nơi đất Bắc thoát vòng bom rơi đạn nổ. Lòng trĩu nặng âu lo
cùng phân vân chiếm ngự nhưng rôì An tự trấn tĩnh mình, ấy chỉ là giấc mơ
vu vơ quái đản. Cái sự thật về Pha đúng như thần giao cách cảm của An,
rồi sau này, khi đã đi di tản sang Mỹ, anh mới nghiệm ra đó là sự thật
nghiệt ngã của chiến tranh.
Chú Hòa lại xoay sang than phiền về chuyện Ty Công chánh bây giờ thiếu
nhân lực. Trai tráng đi quân dịch cả rồi, thanh niên mười tám, đôi mươi
phải cầm súng ra trận, khó ai tránh nổi. An phụ họa theo, ở miền Bắc có lẽ
cũng tương tự. Anh kể, đôi lần ngoài mặt trận, đơn vị anh bắt được một vài
tù binh, toàn lính trẻ măng. Đột nhiên Hòa liên tưởng đến em trai của mình
ở đất Bắc, anh phân vân nói bâng quơ, thằng Chúc ở miền Bắc không hiểu