giàu sang, của những ông cai ông kí, ông Chánh ông Lý, ông chủ đồn điền,
chủ xưởng máy đang lụi tàn. Mượn của khách, An đọc báo Tia sáng và một
hai tờ nhật báo khác, dần dần anh vỡ vạc được rằng ông Chánh ông Lý…
không phải là bạn, là đồng minh của những người đang đánh quân Pháp ở
chiến trường. Ông nội anh lá Chánh huyện đã mất, nghe người ta nói bố
anh đang làm kí lục ở công sở nào đấy ở vùng Pháp tạm chiếm. Rồi đây sẽ
ra sao, các con cháu của họ có gặp những rắc rối gì không? Dấu hỏi đó dần
dà len lỏi vào tâm tư non nớt của An, không tìm được lời giải đáp. Và rồi
không đầy nửa năm sau nó trở thành nỗi băn khoan ám ảnh nặng nề. Lứa
tuổi mới lớn như anh dễ dàng bị kích động lôi kéo, tiếp nhận những chiêu
thức tuyên truyền một phía, đẩy anh về đầu kia chiến tuyến, đối lập hoàn
toàn với thể chế mới.
Những ngày cháu An làm bồi bàn ở quán Bar thì chú Hòa vẫn miệt mài
theo học ở trường trung học Hồ Ngọc Cẩn. Giữa năm 1952 Việt Minh tấn
công Trung Linh, trương Hồ Ngọc Cẩn rời sang Bùi Chu. Hơn cả Nam
Định, Bùi Chu có trung học đệ nhất cấp nhờ công lao của Đức Giám mục
và Cha Hiệu trưởng. biết thân phận mình mồ côi cha, mẹ phải thắt lưng
buộc bụng cho con học hành. Vừa là bản năng vừa là ý thức, Hòa vô cùng
siêng năng hiếu học. Trang ghi trong kỉ yếu Hồ Ngọc Cẩn: “Hòa hiền lành,
thông minh và học siêng vô cùng, những định lý anh đọc không thiếu một
dấu phẩy”.
Siêng năng là bản tính, thông minh là trời cho giúp Hòa vững vàng trên
chặng đường đời trong những ngày cắp sách hiện tại và mai sau. Xét cho
cùng, chính người cha kính yêu của Hòa là tấm gương học hành cho anh
noi theo. Ông từng là trò của nền cựu học nơi cửa Khổng sân Trình. Và rồi
thời thế thay đổi, ông đã giã từ mực Tàu bút lông để đến với lọ mực, bút chì
của nền tân học quốc ngữ. Ông chưa có được cái khí phách kiên cường như
các chí sĩ cầm gươm, trực tiếp nhập thân vào phong trào chống Pháp đương
thời tuy rằng ông có thiện cảm và ủng hộ họ. Làm Chánh huyện ông dạy
các con: “Nhân bất học, bất tri lý”, quý cái chữ, trọng học vấn. Từ những