qua những ngày làm gia sư để kiếm sống nuôi thân. Lúc này hiệp định Giơ-
ne-vơ được thực thi theo tiến độ đã định, đất nước sẽ chia làm hai miền.
Hoàn cảnh thời cuộc bắt Hòa phải chọn một trong hai con đường “đi hoặc ở
lại”. Nếu ở lại, chưa chắc gì được tiếp tục đi học và nếu được đi học, Hòa
phải học theo chương trình khác và như thế sẽ nhiều phiền toái. Thêm vào
đó là mối lo sợ về sự phân biệt đối xử của chế độ mới với gia thế con ông
Chánh Huyện. Điều này làm Hòa lo lắng, phân vân nhiều nhất. Mối lo cứ
len lỏi tự nhiên vào giấc ngủ chập chờn làm anh sút cân, khiến người gày
gò, mặt hốc hác như kẻ thiếu ăn dài ngày. Hoang mang, lo ngại được nhân
lên theo những tin đồn thổi hỗn tạp ở Hà Nội. Mà tin thất thiệt ở Hà Nội thì
nhiều hơn bất cứ nơi nào ở Miền Bắc, kể cả tin nghe ớn lạnh cả xương
sống, Mỹ sẽ thả bom nguyên tử. Bao nhiêu là lý do hùn hợp với nhau giục
Hòa lựa chọn con đường vào Nam, mà ngọn lửa khao khát và đam mê học
lên Đại học chưa lúc nào thôi bùng cháy trong lòng anh. Vả lại tuổi mười
tám đôi mươi vốn lắm mộng mơ, giàu hoài bão, pha chút phiêu lưu muốn
biết đây biết đó. Sài Gòn là hòn ngọc Viễn Đông mà Hòa mới chỉ đọc và
rồi hình dung qua bài “Thành phố Sài Gòn” trong Quốc văn giáo khoa thư.
Anh quyết định vào Nam càng sớm càng tốt để được đi bằng máy bay, một
phương tiện mà lúc này anh có quyền mơ ước. Hòa cũng tự tin nghĩ rằng,
với bằng Tú tài I trong tay, việc học lên đại học cũng giống như leo thang,
bước từ nấc thang này lên nấc thang khác.
Hòa vẫn nhớ ngày lên đường di cư…
Xe tải chở Hòa và một số đồng bào tới sân bay Gia Lâm trong lúc người
dân Hà Thành còn chìm trong giấc ngủ. Anh mở to cặp mắt, chằm chặp
nhìn Tháp rùa, Hồ Gươm khi chiếc xe lao nhanh qua đường bờ hồ. Khung
cảnh bờ hồ tĩnh lặng huyền ảo quá. Không gian như pha loãng màu sữa làm
thành màu đêm bao phủ. Mặt hồ lấp lánh sắc màu huyền thoại linh thiêng
này? Câu ca dao thuở nào như giọt ngân thánh thót trong tâm khảm Hòa:
Thăng Long, Hà Nội đô thành/ Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ./ Cố đô rồi
lại tân đô,/ Nghìn năm vạn vật cửa ô vẫn còn. Liễu vẫn rủ bên hồ như nét
buồn trầm tư. Trong thinh lặng vô tình của tạo vật huyền diệu, đẹp mà nao