người đời. Đêm tới, Bá lọt vào thành phố Nam Định còn đang thuộc quyền
kiểm soát ba trăm ngày của giặc Pháp. Thở phào nhẹ nhõm. Rồi từ Nam
Định, Bá tức tốc lên Hải Phòng, xuống tàu vào Nam.
Nghe câu chuyện của Bá Hoán, An ngậm ngùi thương Bá, ánh mắt buồn
buồn, đăm chiêu nghĩ ngợi làm đôi lông mày hơi xích của anh nhíu lại gần
nhau. Lại thêm một lý do để anh thành kiến với thể chế mới ở miền Bắc.
An chưa thể nghĩ được việc bao người không tấc đất trong tay, họ đang
nóng lòng chờ mong cuộc cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “người cày có
ruộng”. Ở khía cạnh này cải cách ruộng đất mang ý nghĩa xã hội rộng lớn.
Học xong lớp đệ nhất, kỳ thi đến, Hòa đậu Tú tài II, ngấp nghé ngưỡng cửa
trường Đại học, anh xin vào cư trú ở Đại học xá Minh Mạng để chờ kỳ thi
đại học. Đại học xá chỉ dành cho học sinh đã thi đậu tú tài hoặc cao đẳng,
đại học. Tuy ở Đại học xá, điều kiện sinh hoạt và trợ cấp khá hơn trại Phú
Thọ nhưng vẫn không có tiền mua sách vở, quần áo. Hòa viết Cour (giáo
trình) Toán, Lý, Hóa cho trường tư thục trung học Chu Mạnh Trinh. Nghề
viết Cour tương đối dễ kiếm ra đồng tiền, người viết bỏ công tìm dịch sách
Pháp rồi xào nấu lại, cho có vẻ “tự sáng tác”.
Niên học 1955-1956, Bộ Công Chánh mở kỳ thi đặc biệt tuyển sinh viên
Cao đẳng, Hòa dễ dàng vượt qua kỳ thi ấy. Đến năm thứ ba, sinh viên Cao
đẳng có điểm trung bình 14/20 được theo học kỹ sư. Học kỹ sư, sinh viên
được lĩnh lương cán sự. Đó là những ngày tươi đẹp, huy hoàng nhất của đời
sinh viên đối với Hòa.
Một chiều, sau ngày lĩnh lương, Hòa diện bộ quần áo tươm tất, cưỡi xe máy
Môbilét, thong dong trở về trại học sinh di cư Phú Thọ để tìm An. An đã
học đệ tam mà vẫn mặc bộ quần áo tàng tàng, chiếc quần rêu xám bạc màu,
mảng quần đầu gối phải chần bằng đường chỉ máy khâu, chiếc áo caro cộc
tay xơ xác sợi vải. Hòa muốn gặp cháu để cho nó chút tiền sắm bộ quần áo
mới. Không thấy An trong phòng, hỏi học sinh ở phòng bên cạnh, họ nói,