PHÍA ẤY NGƯỜI ĐI - Trang 94

đường.

Cội biết ông Thưởng nói đúng sự thật. Bởi anh đã được nghe một người
dân làng kể chuyện, nhờ vay được thóc nhà ông Thưởng mới có những bữa
cháo mà ăn. Nhờ vậy, đứa con mới đẻ của bà vào năm đói mới không chết
đói. Và rồi đến vụ mùa sau, trả thóc vay, đem biếu ông Thưởng nải chuối,
chục trứng gà. Ông chỉ nhận nải chuối, cho lại chục trứng. Tuy vậy, Cội vẫn
nói lửng lơ đầy ngụ ý:
- Thế thì nhà ông khấm khá quá. Địa chủ, phú nông cũng chẳng thừa thóc
gạo vào cái năm đói kém mà cho vay.

Ông Thưởng phân vân chột dạ. Sao lại so sánh người ở thành phần trung
nông như ông với địa chủ, phú nông thể nhỉ? Mà là hơn cả địa chủ. Làn da
trên mặt ông bỗng chốc biến sắc, tay ông run run cầm chén nước. Kinh
nghiệm công tác đã qua, Cội nhạy cảm phát hiện ra thoáng lo âu này. Anh
giấu kín nụ cười khoái trá trong khóe mép, bồi tiếp một câu:
- Nhà ông có hơn ba mẫu ruộng, sáu sào vườn, nhà năm gian là khá giả đấy.
- Đó là trước ngày tổng khởi nghĩa tháng Tám. Sau này để nuôi con ăn học,
tôi đã bán đi mẫu ruộng. Bây giờ có hơn ba mẫu đất thì đã là phú nông.

Phải khôn khéo, bóng gió cho ông Thưởng biết rằng, thằng Cội này có thể
quy cho ông là trung nông và cũng đủ chứng lý quy cho ông là phú nông
thuộc giai cấp bóc lột.

Thành phần giai cấp là sinh mạng chính trị của gia đình, bản thân, con cái.
Chẳng ai trong thời buổi này lại có thể yên tâm với cái thành phần giai cấp
bóc lột. Ai cũng sợ thời này. Vui vì thành phần, lo vì thành phần, hưởng lợi
vì thành phần, thiệt thòi cũng vì thành phần giai cấp. Bị quy là thành phần
giai cấp bóc lột khác gì mang cái án tiền sự, sống trong buồn lo, bị họ hàng
thân nhân coi rẻ.

Phải tận dụng thời cơ, cột ông Thưởng trong vòng khống chế, điều khiển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.