Bây giờ nói vềPhía đông vườn Địa đàng.
Nghĩ về người Mỹ, người ta nghĩ ngay đếnchủ nghĩa thực dụng. Phương
Tây cho là như thế. Đích thân người Mỹ cũng tự cho mình như thế. Tất
nhiên là có nhiều cách hiểuchủ nghĩa thực dụngkhác nhau.
Ta thì nói:chủ nghĩa thực dụng Mỹ, với ý phê phán. Đại khái như thế này:
người Mỹ cái gì cũng tính toán bằng tiền. Ngồi với nhau, ai có thuốc lá thì
lấy ra hút, không mời người khác. Bàn việc, hỏi ngay phần tôi bao nhiêu,
phần anh bao nhiêu. Bố con mượn tiền nhau cũng là vay trả sòng phẳng.
Đến những việc lớn hơn, Mỹ sản xuất vũ khí, buôn bán vũ khí, chỉ nhằm
thu lợi nhuận, bất cần nhân nghĩa, đạo lý “sống chết mặc bay tiền thầy bỏ
túi.” Đối với Mỹ chẳng có gì thiêng liêng hết, họ đem tất cả ra làm quảng
cáo, để bán hàng v.v...
Ta nhìn nhận Mỹ như vậy là có lý do. Ta thù ghét Mỹ. Ta và Mỹ đã gặp
gỡ nhau trong những trường hợp không có gì vui vẻ. Những người Việt
Nam ở miền bắc, ở các vùng kháng chiến miền nam đã bị bom đạn Mỹ gây
cho biết bao nhiêu đau thương tang tóc. Những người trong các vùng đô thị
thì căm giận các cuộc bố ráp, những cuộc tra khảo, những tai nạn lính Mỹ
gây ra trên đường phố, những phụ nữ bị lính Mỹ xúc phạm đến nhân phẩm,
những thanh niên hư hỏng vì “lối sống Mỹ”.
Tất cả những cái đó ta quy tội chochủ nghĩa thực dụng Mỹ. Nó đồng
nghĩa vớibần tiện, tham lợi, tàn nhẫn, phi nhân. Cũng có thể đó là những
biểu hiện sai xấu củachủ nghĩa thực dụngnhưng không nên hiểuchủ nghĩa
thực dụng chỉ là như vậy.
Nói một cách cô đúc thì nội dung căn bản củachủ nghĩa thực dụnglà ở
điểm, chỉ thừa nhận các chân lý của một lý thuyết sau khi đã thể nghiệm nó
trong ứng dụng vào thực tế. Nguyên lý này được dùng cho cả khoa, triết lý,
đạo đức, tôn giáo. Chỉ được coi là chân lý, một nền triết lý, một nền đạo
đức, một tôn giáo có tác dụng cải thiện cuộc sống.