chi tiết trên hiệu quả thực tiễn mà nó mang lại. Sự chọn lọc này thật khe
khắt. Đọc sách, người ta thấy ông trình bày rất khách quan. Người ta không
thấy có dụng ý gì muốn lái độc giả theo hướng này hướng khác. Đôi khi
ông cũng phát biểu ngoài lề những ý kiến của ông. Nhưng những ý kiến ấy
cũng thật khách quan, đúng là cuộc sống như vậy, ông chỉ phiên dịch lại
trung gian.
Nhưng Steinbeckkhách quanmà khôngkhách quan chủ nghĩa. Tôi muốn
nói: người ta không thấy ở ông sự vô tình, thái độ trối kệ. Tôi phải so sánh
cho rõ ý: ĐọcCuốn theo chiều giótôi thấy tác giả miêu tả rất trung thực,
nhưng tôi vẫn cảm thấy ngòi bút hiện thực ấy hơi tàn nhẫn. Thuyền trưởng
Butler có cái đầu óc thực tế rất hay, nhưng đối với Scarlett quả là ông đối
xử quá tàn nhẫn. Tác giảNhững kẻ trần truồngvànhững người chếtcũng rất
hiện thực, tôi không trách gì ông, nhưng ông cố ý phơi bày những mảng
hiện thực kinh tởm quá.
Vấn đề lànhìn hiện thực một cách hiện thực, nếu có thể nói như vậy. Cái
hiện thực mà John Steinbeck trình bày, không bị tàn phế, uốn nắn chút nào,
đầy những trầm luân khổ ải, nhưng nó không dọa nạt khủng bố người đọc
mà làm cho người ta chấp nhận được. Chẳng phải là trong thực tế người ta
vẫn sốngđượcvới đau khổ đó sao. Ta hãy nhớ lại bài thơ ngụ ngôn của La
Phông-TenTử thần và tiều phu. Những người Mỹ đứng đắn thường bày tỏ
thành thực cái ý muốn của họlàm cho cuộc sống có thể chịu đựng được. Nói
thế nghĩa là: cuộc sống không chỉ có hoa thơm trái ngọt đâu, rất nhiều cay
đắng nhưngcó thể chịu đựng được. Và người Mỹ thường có một phương
châm, coi như một cách ngôn:Hãy giữ nụ cười. Cuộc sống là cuộc sống. Nó
như thế. Vậy thì nhăn nhó cau có cũng chẳng thay đổi được gì. Tốt hơn là
hãy giữ lấy nụ cười. Đó là chủ nghĩa thực dụng. Nó không phải dở, hay là
khác. John Steinbeck chọn hai nhân vật để thuyết minh cho tư tưởng của
ông. Hai con người bình thường.